Dùng bình nóng lạnh mà mắc 3 sai lầm này, chẳng khác nào đang “đùa với t.ử thần”!
Gió lạnh đã tràn về, mùa đông đã rục rịch gõ cửa.
03:05 26/01/2024
Với thời tiết như hiện tại ở các tỉnh miền Bắc, có lẽ hiếm ai đủ "bản lĩnh" để làm sạch thân mình khi không làn nước nóng phả hơi nghi ngút từ bình nóng lạnh - Một trong những vật dụng gần như không thể không có trong nhà tắm của các gia đình miền Bắc.
Ngày 14/11 vừa qua, MXH xôn xao vì thông tin về vụ nổ bình nóng lạnh xảy ra tại Quảng Ninh. May mắn, sự việc này không gây thiệt hại về người, nhưng đã làm hư hỏng nhiều đồ đạc của gia chủ.
Hình ảnh từ vụ nổ bình nóng lạnh tại Quảng Ninh vào ngày 14/11 vừa qua (Ảnh: MXH)
Theo thông tin được VTC News chia sẻ, chiếc bình nóng lạnh này nổ do chủ nhà có thói quen bật bình nóng lạnh 24/7 và chỉ tắt khi đi tắm.
Đây là một trong những sai lầm chí mạng khi sử dụng bình nóng lạnh mà nhiều người thường không để ý. Chẳng ai muốn nghĩ tới cảnh bản thân đang tắm mà bình nóng lạnh phát nổ, nhưng đó là điều hoàn toàn có khả năng xảy ra nếu như bạn vẫn còn duy trì 3 thói quen tai hại dưới đây khi sử dụng bình nóng lạnh.
1. Bật bình nóng lạnh gần như cả ngày
Với những gia đình có con nhỏ hoặc có nhu cầu sử dụng nước nóng vào nhiều thời điểm khác nhau trong ngày, việc bật bình nóng lạnh liên tục không tắt đúng là có phần tiện lợi. Tuy nhiên, những rủi ro tiềm ẩn cũng không nhỏ chút nào.
Bạn cần hiểu rằng khi bình nóng lạnh hoạt động liên tục 24/24, lớp cách điện của dây dẫn điện sẽ bị bào mòn, khiến hệ thống ngắt điện hoạt động kém đi. Khi đó, bình nóng lạnh sẽ dễ bị rò điện khi có sự thông mạch từ dây dẫn điện đến môi trường bên ngoài. Hệ quả chính là bình nóng lạnh phát nổ - chuyện không còn mới nhưng vẫn bị nhiều người xem thường, ngó lơ.
Ảnh minh họa
2. Không tắt bình nóng lạnh khi tắm
Ngắt điện bình nóng lạnh khi tắm là nguyên tắc an toàn đầu tiên và rất quan trọng cần ghi nhớ khi sử dụng bình nóng lạnh. Không ngắt điện bình nóng lạnh khi tắm chính là tác nhân hàng đầu gây giật điện, tử vong khi tắm.
Hiện nay, hầu hết bình nóng lạnh đã được thiết kế có rơ le tự ngắt điện nên nhiều người chủ quan nghĩ rằng sẽ vẫn an toàn ngay cả khi vẫn mở điện. Tuy nhiên việc điện rò vào nước vẫn có thể xảy ra, nhất là với những chiếc bình nóng lạnh có "tuổi thọ" đã lớn, các bộ phận và chi tiết bên trong không còn hoạt động hiệu quả như lúc mới.
3. Không bảo dưỡng, vệ sinh bình nóng lạnh
Bảo dưỡng, vệ sinh bình nóng lạnh là việc mà phần lớn chúng ta không thể tự làm. Có lẽ cũng vì lý do này mà có những chiếc bình nóng lạnh đã được dùng tới cả chục năm, nhưng chưa một lần được "thăm khám".
Bạn cần biết rằng sau một thời gian sử dụng, thanh đốt bên trong bình nóng lạnh có xuất hiện một lớp cặn bẩn từ nước. Lớp cặn bẩn này làm giảm tốc độ làm nóng nước của bình nóng lạnh, gây tốn điện. Nếu thanh đốt bị ăn mòn, chập cháy điện là điều hoàn toàn có khả năng cao sẽ xảy ra.
Chính vì thế, việc bảo dưỡng, vệ sinh bình nóng lạnh mỗi năm một lần hoặc 2 năm một lần là điều hoàn toàn cần thiết.
Rằm tháng Chạp nhớ dâng thứ này lên ban thần tài, khai mở mỏ vàng cho năm mới giàu có thành công
Quanh năm đi buôn đi bán, ai cũng nhớ cúng thần tài vào tuần rằm. Nhiều người còn cúng thêm vào mùng một và mùng mười hàng tháng và thắp hương hàng ngày vào buổi sáng để tụ khí.