Đũa mốc do lâu ngày không dùng đến: Làm ngay mẹo này chỉ 5 phút là sạch bong
Khi đũa gỗ không sử dụng, nếu như không được làm sạch và bảo quản đúng cách sẽ dẫn đến hiện tượng bị mốc, nguy hại đến sức khỏe.
04:06 08/01/2024
Dưới đây là những cách làm sạch nhanh và đơn giản đũa gỗ bị mốc do lâu ngày không dùng đến.
1. Sử dụng giấm trắng
Giấm chính là kẻ thù không đội trời chung của các vết mốc. Bạn pha chén giấm và thêm chút mật ong. Sử dụng dung dịch này thấm qua một chiếc khăn bông. Sau đó, dùng khăn bông này miết chắc tay vào những đôi đũa bị mốc. Lặp lại nhiều lần để hiệu quả được tốt nhất. Cuối cùng chỉ cần rửa và phơi sạch là bạn có thể an tâm sử dụng đôi đũa sạch thơm này.
2. Sử dụng nước cốt chanh
Nước cốt chanh giúp làm sạch vết bẩn và khử mùi tốt. Bạn vắt chanh tươi và thêm nước để làm loãng dung dịch. Nhúng đũa bị mốc vào trong khoảng 15-30 phút. Các vết mốc sẽ bong ra và bạn chỉ cần rửa sạch lại với nước và phơi chúng cho khô ráo là hoàn tất.
3. Sử dụng baking soda và chanh
Cách làm sạch đũa gỗ bị mốc bằng baking soda và chanh cũng khá thông dụng. Bởi lẽ, baking soda đã quá nổi tiếng với khả năng làm sạch và khử mùi. Kết hợp với nước cốt chanh giúp đánh bật toàn bộ các vết mốc trên đũa.
Bạn trộn bột baking soda và nước cốt chanh sau đó thoa đều lên từng đôi đũa. Để tiết kiệm thời gian, bạn cũng có thể sử dụng miếng giẻ rửa bát và chà đi chà lại hỗn hợp trên vào từng đôi đũa. Cuối cùng, hãy ngâm đũa vào nước nóng, phơi khô chúng dưới trời nắng nóng. Vậy là bạn đã có những đôi đũa sạch sẽ và thơm tho như mới.
4. Sử dụng muối
Muối vừa loại gia vị quen thuộc, lại vừa là chất tẩy rửa các vết bẩn rất hiệu quả. Với ưu thế là giá thành rẻ và dễ tìm, muối được nhiều chị em nội trợ ưu tiên để làm sạch đũa bị mốc.
Bạn lấy muối cho vào xoong và đun sôi trong khoảng 5 - 7 phút. Sau đó cho các đôi đũa bị mốc vào và ngâm trong 5 phút. Cuối cùng, chỉ cần vớt đũa ra và phơi khô.
5. Sử dụng nước nóng
Hẳn là bạn cũng không quá ngạc nhiên khi biết nước nóng cũng có khả năng làm sạch đũa gỗ bị mốc. Với cách này, bạn chỉ cần rửa sạch những đôi đũa bằng nước nóng. Đặc biệt, nếu duy trì phương pháp này thường xuyên, đũa của gia đình sẽ luôn sạch sẽ và hết mùi thức ăn.
6. Sử dụng nước rửa chén
Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp nêu trên, thì cách dùng nước rửa chén chuyên dụng được nhiều chị em ưu ái hơn hẳn. Bởi lẽ, nước rửa chén giúp giải quyết các vết mốc nhanh, gọn và tiết kiệm thời gian hơn. Cách thực hiện tương đối đơn giản, bạn cho nước rửa chén ra một miếng xốp có thấm nước kỳ cọ các đôi đũa gỗ, sau đó ngâm lại vào nước nóng rồi xả sạch dưới nước như thông thường.
Tác hại khi sử dụng đũa gỗ bị mốc
Đũa gỗ được làm từ các nguyên liệu thiên nhiên như tre, dừa, gỗ mun nên dễ bị ẩm ướt. Nếu bảo quản trong môi trường có nhiệt độ cao sẽ dễ dàng xuất hiện các loại vi khuẩn như cầu tụ vàng và E Coli. Vì vậy, nếu không vệ sinh và bảo quản tốt đũa gỗ trong quá trình sử dụng thì đũa mốc sẽ tiết ra chất Aflatoxin B1 gây ung thư hoặc ngộ độc mãn tính cho người dùng.
Theo các nghiên cứu khoa học, Aflatoxin B1 là một trong những nhóm chất độc gây bệnh ung thư gan ở con người. Những người bị ngộ độc khi nhiễm loại chất độc nấm mốc ở đũa gỗ hoặc thớt gỗ có các triệu chứng như nôn ói, sưng phổi, co giật, hôn mê và thậm chí là tử vong do não và tim bị phù.
Những chú ý sử dụng đũa gỗ đúng cách an toàn
+ Rửa đũa gỗ ngay sau khi sử dụng
+ Thay đũa định kỳ khoảng 3-6 tháng/lần
+ Khử trùng thường xuyên
Hãy lưu ý vệ sinh những đôi đũa cũng như các thiết bị nhà bếp thật sạch sẽ để đảm bảo chất lượng bữa ăn và sức khỏe cả gia đình.
Máy giặt kêu to rung lắc mạnh khi vắt đừng vội gọi thợ: Làm theo cách này máy chạy êm ru, không tốn tiền
Nếu máy giặt được đặt trên bề mặt ghồ ghề thì sẽ khiến cho thùng giặt dễ bị nghiêng và lồng giặt sẽ có xu hướng bị va chạm vào phần vỏ máy giặt khi hoạt động, từ đó gây ra tiếng ồn lớn