Du học bất thành: Sau vài tháng sang nước ngoài học đại học, du học sinh nằng nặc đòi về nước
Một phụ huynh vừa liên hệ với tôi nhờ tìm hướng giải quyết cho con của chị. Sau vài tháng sang nước ngoài học đại học, con chị cảm thấy không hòa nhập được với môi trường mới, nằng nặc đòi về nước.
12:17 09/11/2024
n là chưa đủ?
Trước hết, trong quá trình chuẩn bị du học, du học sinh và gia đình ít khi được nghe nói về triết lý sư phạm của trường mà mình muốn đến. Triết lý sư phạm của nhà trường rất quan trọng, cho phép mỗi sinh viên nhận thấy đây có phải là cơ hội phù hợp để phát triển bản thân hay không.
Tuần trước, tôi phỏng vấn một sinh viên vừa hoàn tất chương trình đại cương tại nơi khác và muốn dự tuyển vào chương trình đào tạo kỹ sư tại trường chúng tôi. Ứng viên này có bảng điểm rất ấn tượng và mục tiêu rõ ràng về công việc muốn phát triển sau khi tốt nghiệp. Đồng nghiệp - phụ trách bộ phận quan hệ giữa nhà trường, doanh nghiệp và sinh viên - tham gia buổi phỏng vấn cùng tôi, rất thích ứng viên này. Lúc đầu tôi có cùng ấn tượng tốt như vậy. Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu kỹ, tôi quyết định không chọn. Triết lý sư phạm của chúng tôi không phù hợp với bạn ấy. Nếu trở thành sinh viên của trường, trong ba năm học kế tiếp, bạn sẽ rất khổ sở khi bắt buộc phải hoàn tất 100% chương trình học bằng các dự án nhóm, dưới sự giám sát của giảng viên và hệ thống tài liệu hỗ trợ. Chúng tôi không đưa ra lời giải mà chỉ giúp sinh viên được tự do sáng tạo với những giải pháp họ tự đưa ra, và họ phải chịu trách nhiệm cho lời giải của chính mình. Trong khi đó, sinh viên này thừa nhận em khó hòa hợp trong một nhóm học tập, làm việc.
Kế đến, trong xã hội nói riêng và Á Đông nói chung, gia đình có sự đầu tư chu đáo về giáo dục thường đồng nghĩa với gia đình ít nhiều bao bọc con trẻ. Hệ quả của sự bao bọc là trẻ khi đến tuổi gần trưởng thành hoặc vẫn luôn mang tư tưởng dựa dẫm, hoặc mang mầm mống nổi loạn. Trong cả hai trường hợp, khi một người vừa bước vào tuổi trưởng thành bắt đầu ngay cuộc sống du học xa nhà sẽ dễ gặp những rắc rối nhất định: hoặc không tự giải quyết được các vấn đề cá nhân, hoặc có sự bùng nổ tự do dẫn đến đánh mất kỷ luật bản thân. Đứa trẻ ở nhà cùng cha mẹ là một đứa trẻ ngoan, nhưng khi bước ra thế giới tự chủ, sự "ngoan" có thể không duy trì được nữa.
Song song đó, khi còn ngồi ghế nhà trường phổ thông, học sinh hầu như chỉ tập trung vào nhiệm vụ học tập. Khi sống xa nhà với tư cách là một người trưởng thành, họ không chỉ đối mặt với việc học mà còn phải giải quyết nhiều vấn đề trong mối quan hệ chính trị - xã hội tại địa phương đang du học. Một lượng lớn công việc đòi hỏi người xử lý phải có kỹ năng quan sát, thích ích nhanh và phương pháp làm việc hiệu quả, hoặc có sự hỗ trợ ban đầu của những người, tổ chức nhiều kinh nghiệm.
Xưa nay, nhiều người vẫn đánh đồng khả năng hòa nhập, thích nghi với xã hội mới là khả năng sử dụng ngôn ngữ. Sau hàng chục năm mở cửa hội nhập với thế giới, học sinh sinh viên Việt Nam ngày càng có kỹ năng ngoại ngữ tốt hơn, nhất là tiếng Anh. Tuy nhiên, ngôn ngữ chỉ là phương tiện giao tiếp. Phải nhìn nhận thẳng thắn rằng kiến thức về văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội của học sinh - sinh viên nước ta còn nhiều hạn chế hơn so với bạn bè đồng trang lứa ở các nước phát triển. Chính vì vậy, du học sinh Việt Nam còn gặp rào cản trong giao tiếp, kết thân với bạn bè quốc tế, ảnh hưởng đến sự hòa nhập với môi trường.
Đầu tư tài chính vào giáo dục, cụ thể là cho con cái đi du học ở các nước tiên tiến là một sự đầu tư cho tương lại. Ngoại ngữ là công cụ quan trọng để mọi người tiến lại gần nhau hơn. Tài chính và ngoại ngữ là những điều kiện cần, không phải là điều kiện đủ để du học thành công.
Du học là quyết định bước chân vào một môi trường mới, mà ở đó, tiếp nhận tri thức chỉ là một phần. Cuộc sống du học là sự thực hành khả năng tự lập và thích ứng của những đứa trẻ bắt đầu vào tuổi trưởng thành. Sốc hay không sốc văn hóa khi du học phụ thuộc vào sự chuẩn bị, không chỉ tài chính và ngoại ngữ, mà quan trọng là kỹ năng, tâm thế đối diện để xử lý tốt các rủi ro khó dự báo.
Nếu không, du học có thể làm tổn thương du học sinh và gia đình, phá vỡ ước mơ của họ.
Lý do bà Harris thất bại trong cuộc đua vào Nhà Trắng
Thời gian tranh cử quá ngắn cùng với thiếu đề xuất chính sách khiến bà Harris không được cử tri ủng hộ và thất bại khi đối đầu ông Trump