Định cư nước ngoài và những sự thật mà người khác vẫn ngộ nhận ở Việt Nam: Trong số 10 người đi định cư, hết 8-9 người ở lại?

Thay vì phải kể lại câu chuyện của mình nhiều lần cho từng người thì mình viết ra để ai cần thì tham khảo & cân nhắc rồi tự chọn cho mình câu trả lời phù hợp nhất.

19:30 10/12/2022

1. Ngộ nhận “VN là nước có tỷ lệ ung thư cao, thực phẩm bẩn, tham nhũng, cướp hiếp giết… nhiều nhất, giáo dục tệ nhất Thế giới”.

– Theo thống kê của Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới (WCRF), đứng đầu bảng xếp hạng các nước có tỷ lệ nhiễm ung thư cao nhất (tính theo số người bị ung thư bình quân trên 100 000 người) lần lượt là Úc, New Zealand, Ireland, Hungary, Mỹ, Bỉ, Pháp, Đan Mạch, Na Uy, Hà Lan, Canada… Đọc hết danh sách top 50 cũng không thấy tên VN đâu cả.

– Tuy rằng chuyện vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) ở VN vẫn còn là một vấn đề đáng lo ngại vì thiếu sự quản lý & kiểm soát chặt chẽ, nhưng theo bảng xếp hạng của The Global Food Security Index, xét theo tiêu chí Quality & Safety, VN đứng thứ 65 trên 113 nước, nghĩa là thuộc nhóm trung bình chứ không phải là tệ nhất như nhiều người lầm tưởng.

Ở các nước phát triển, VSATTP được kiểm soát chặt chẽ hơn nhiều. Tuy nhiên, thức ăn công nghiệp & thức ăn nhanh cũng gây ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ do bị biến đổi gene, sử dụng kháng sinh & hormone tăng trưởng, phụ gia & chất bảo quản… Riêng ở Mỹ thì 1/3 dân số mắc bệnh béo phì:

– Về tham nhũng thì VN đứng thứ 117/180 nước trong bảng xếp hạng của Transparency International, thuộc nhóm trung bình. Các nước minh bạch nhất là Đan Mạch, New Zealand, Phần Lan, Singapore, Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ, Na Uy, Hà Lan, Canada, Luxembourg… Còn các nước tham nhũng nhất phần lớn thuộc châu Phi.

– Báo hay đăng bài về các vụ cướp hiếp giết… để câu khách, điều đó không có nghĩa là tỷ lệ tội phạm ở VN cao nhất thế giới. Theo bảng xếp hạng Crime Index của Numbeo, VN đứng thứ 42, Mỹ thứ 45, Pháp thứ 51, Úc thứ 61… trên tổng số 118 nước được khảo sát. Các nước bất ổn nhất (đầu bảng) phần lớn thuộc Nam Mỹ hoặc châu Phi. Các nước an toàn nhất (cuối bảng) đa phần thuộc Bắc Âu, Ả Rập, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore…

– Về giáo dục, bản thân mình cũng là 1 sản phẩm của nền giáo dục VN cho đến năm 18 tuổi. Có thầy cô dạy hay dạy dở, có người hiền người dữ… Nhưng khi mình đi du học tại Pháp, mình hoàn toàn theo kịp bài vở và hoàn thành bằng Master không một chút khó khăn. Bởi vì nếu chỉ xét về 3 điểm số: Math, Science và Reading, VN đứng thứ hạng khá cao (21) trong bảng xếp hạng của The Program for International Student Assessment (PISA) do OECD thực hiện đối với các học sinh 15 tuổi tại 70 nước.

Nếu xét về hệ thống giáo dục toàn diện, các nước đứng đầu bảng là: Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Hồng Kông, Phần Lan, Anh, Canada, Hà Lan, Ireland, Ba Lan… Riêng đối với bằng Master, các nước trong top lại là: Anh, Mỹ, Đức, Pháp, Úc, Trung Quốc, Thuỵ Sĩ, Áo, Hà Lan, Singapore, Canada, Thuỵ Điển, Tây Ban Nha, Hồng Kông…

Về bạo lực học đường, theo số liệu thống kê của UNESCO, tỷ lệ học sinh bị bạo hành ở một số nước là: Canada 35.4%, Pháp 28.8%, Mỹ 27.9%, VN 26.1%, Singapore 25.1%, Úc 24.2%, Nhật Bản 21.9%…

2. Ngộ nhận “Trong số 10 người đi định cư, hết 8-9 người ở lại”.

Mình không biết số liệu này ở đâu ra, bạn nào có nguồn số liệu thống kê đáng tin cậy thì cho mình xin cái link, chứ cứ nói không không kiểu đấy chẳng khoa học tí nào! Nếu đề cập đến những người ở lại nước ngoài, sao không ai đề cập đến các Việt kiều hồi hương & những người nước ngoài về VN sinh sống, làm việc nhỉ?

Theo mình, trong số những người ở lại nước ngoài có 4 nhóm chính:

– Những người hạnh phúc, thành đạt: Bạn mình trong nhóm này cũng nhiều vì họ tìm được nơi phù hợp với cả gia đình (home away from home). Dù ở nước ngoài nhưng họ không bao giờ mở miệng ra chê VN thậm tệ mà vẫn luôn hướng về quê hương & giữ gìn bản sắc dân tộc. Comments của họ luôn rất lịch sự, nhã nhặn, chỉ góp thêm câu chuyện của mình về cuộc sống vui vẻ & thuận lợi nơi đất khách.

– Những người ở lại vì thù ghét VN: Họ ra nước ngoài vì chỉ nhìn thấy những điều tiêu cực ở VN, trong khi có một số là những ngộ nhận mình đã nêu trong mục 1. Những người này dù ở nước ngoài nhưng chẳng hấp thụ được tinh hoa gì của các nước phát triển vì họ không biết tôn trọng sự khác biệt, xử sự & tranh luận kém văn minh khi miệt thị những người không cùng quan điểm với mình. Comments của họ đầy rẫy những từ ngữ tiêu cực như: vớ vẩn, phiến diện, mị dân, thích nghi kém, năng lực kém… VN trong mắt họ không khác gì địa ngục, những ai đang ở hay quay về VN là những người ngu, điên, thất bại, AQ… Chỉ có họ là những người thành công & khôn hết phần thiên hạ! Nhóm này “cao cấp” quá nên mình cũng không muốn tranh luận với họ vì không cùng đẳng cấp. Nhưng mình không nghĩ họ là những người hạnh phúc vì hạnh phúc chỉ có thể đến từ tư duy tích cực mà thôi.

– Những người ở lại vì sĩ diện: Tuy không thực sự hạnh phúc ở nước ngoài nhưng họ vẫn cố bám trụ vì về thì sợ quê, sợ mất mặt, sợ bị chửi “ngu”, “điên”… Ai cũng chỉ sống có 1 lần, ở đâu vui thì ở, sợ gì miệng lưỡi thế gian cơ chứ? Sĩ diện có khiến bạn thành công, hạnh phúc hơn không?

– Những người ở lại vì ràng buộc gia đình: Cũng có những gia đình rơi vào hoàn cảnh người thích ở, người thích về. Trong những trường hợp này, nếu không tìm được giải pháp trung hoà, thế nào cũng có người phải hy sinh, nhường nhịn, chịu đựng hoặc là gia đình ly tán.

Trong 4 nhóm kể trên thì chỉ có nhóm đầu tiên là phù hợp với cuộc sống định cư nước ngoài & hạnh phúc viên mãn, 3 nhóm còn lại đều có vấn đề & họ vẫn mãi loay hoay trên đất khách từ năm này qua năm khác mà thôi.

Tuy mình đã chia sẻ trong bài viết trước là mình về VN vì các yếu tố định tính (quality/cảm xúc) & thừa nhận là “VN có nhiều điều bất cập mà ai cũng biết”, vẫn có nhiều bạn cứ cố tình không hiểu & ra rả kể xấu VN, trong đó có không ít ngộ nhận như mình phân tích & cung cấp dẫn chứng bên trên. Đây, mình sẽ cung cấp nốt những điểm thật sự hạn chế của VN để những ai quan tâm đến các yếu tố này cân nhắc cho quyết định đi hay ở của mình, đó là: y tế, môi trường, an toàn giao thông & quyền tự do con người.

 

Tuy nhiên, sau khi mua bảo hiểm y tế tự nguyện (tầm 4 triệu đồng/người/năm), mình thoải mái đi khám tại các bệnh viện tư & bệnh viện quốc tế, thấy chất lượng dịch vụ cũng rất ổn.

– Về môi trường & an toàn giao thông thì VN cực kỳ kém, một phần là do ý thức người dân kém, một phần là do cơ sở hạ tầng chưa tốt & chính phủ chưa có các chính sách đúng mực về môi trường. Thay vì ngồi đó chê trách, tự bản thân mình chủ động phân loại rác thải (gom rác tái chế cho ve chai), không xả rác bừa bãi & hạn chế sử dụng đồ nhựa. Khi di chuyển đôi khi mình đi bộ, xe đạp hay xe bus trong lúc chờ các tuyến metro hoàn thành.

Tuy vậy, tỷ lệ tử vong ở VN khá thấp theo số liệu của CIA World Factbook, chỉ 5.9/1000 người (xếp thứ 168/225 nước), so với Nhật Bản 9.8 (hạng 45), Pháp 9.3 (hạng 60), Canada 8.7 (hạng 72), Mỹ 8.2 (hạng 84), Úc 7.3 (hạng 122), Hàn Quốc 6 (hạng 165), Singapore 3.5 (hạng 215)…

– Về quyền tự do con người (Human Freedom Index) thì VN không được đánh giá cao vì xếp hạng thứ 124/162, chung với các nước Trung Quốc, Vịnh Ả Rập, châu Phi… ở cuối bảng. Tuy nhiên, điểm số của VN khá cao về An ninh & An toàn 8.6/10 (ít vụ giết người 9.4, ít vụ mất tích/xung đột/khủng bố 9.0, an toàn/an ninh cho phụ nữ 7.5), cũng như về Danh tính & Mối quan hệ 9.3 (tự do chuyển giới 7.0, quyền bình đẳng giám hộ 10.0, tự do quan hệ đồng giới 10.0, quyền bình đẳng khi ly dị 10.0).

Bonus: Đây là điều ngạc nhiên cuối cùng dành cho mọi người, trong bảng xếp hạng Overall Best Countries Ranking của U.S. News, bên cạnh các quốc gia thường xuyên trong top đầu như Thuỵ Sĩ, Nhật Bản, Canada, Đức, Anh, Thuỵ Điển, Úc, Mỹ, Na Uy, Pháp… thì VN xếp thứ 39/80, tăng 5 hạng so với năm trước. Nước ngoài đánh giá VN đâu đến nỗi nào mà sao một số người VN lại cay nghiệt với quê hương mình đến thế

– Về y tế thì VN khá tệ vì đứng thứ 67/84 nước trong bảng xếp hạng của Numbeo, thuộc top dưới:

Tags:
Tâм sự của пữ Việt kiều 8 пăм địпɦ cư Mỹ: “Nếu ρɦải lựa cɦọп lại cɦị sẽ cɦọп ở Việt Naм, cố tɦuyết ρɦục cɦồпg về đây làм việc“

Tâм sự của пữ Việt kiều 8 пăм địпɦ cư Mỹ: “Nếu ρɦải lựa cɦọп lại cɦị sẽ cɦọп ở Việt Naм, cố tɦuyết ρɦục cɦồпg về đây làм việc“

Nếᴜ ρɦải lựα cɦọп lại cɦị sẽ cɦọп ở Việɫ Nαм, cố ɫɦᴜyếɫ ρɦục cɦồпg về đây làм việc. Với ɫrìпɦ độ củα cɦị và bằпg cấρ пước пgoài củα αпɦ ɫɦì cᴜộc sốпg ở Việɫ Nαм củα giα đìпɦ cɦị sẽ íɫ vấɫ vả ɦơп.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất