Dân gian có câu: 'Người vô phúc trên thân thường lộ rõ 3 tật rất xấu', đó chính xác là gì?
Một người sống ngày càng bạc phúc trên thân thường lộ rõ 3 đặc điểm, xem bạn có không?
21:12 03/03/2024
Ngang ngược
Người ngang ngược là người thường đòi hỏi, hành động tai quái, trái với lẽ thường. Họ ương bướng, ngang ngạnh làm theo ý mình bất chấp mọi lời khuyên răn của mọi người. Những người này thường luôn cho mình đúng và hay phủ nhận những quan điểm chia sẻ của người khác khiến những người tiếp xúc với họ rất khó chịu và ức chế khi phải đối đầu.
Con người nếu quá ngang ngược sẽ tự xây rào ngăn cản bản thân giao tiếp với thế giới. Như vậy, họ sẽ tự cô lập bản thân, không thể tiến bộ và phát triển được. Trong xã hội này, dù bạn giàu có đến mức nào, tài giỏi ra sao cũng đừng tự cho mình quyền tự cho mình đúng rồi chê bai người khác.
Tham lam
Người xưa từng nói: "Lòng tham giống như lửa, nếu không được kiềm chế sẽ thiêu rụi cả thảo nguyên; Dục vọng tựa như nước, nếu không kiểm soát được sẽ dâng lên cuồn cuộn ngất trời, phá hủy mọi thứ".
Thực tế, con người chạy theo chữ "lợi" vốn không sai, nhưng nếu quá tham lam thì lại đang tự hại chính mình. Lòng tham của con người là một tai họa, nếu không cẩn thận sẽ bị thân bại danh liệt, tài sản tiêu tán. Sống ở đời, càng tham lam, càng dễ đánh mất chính mình, điều này sẽ khiến nhiều người lầm đường lạc lối, thậm chí đi đến đường cùng, không thể quay đầu lại.
Có câu: "Người chết vì tiền, chim chết vì thức ăn". Vốn dĩ tiền bạc chỉ là vật ngoài thân, sinh không tự đến, chết cũng chẳng mang đi được. Làm người, không nên tham lam những thứ không thuộc về mình. Thế giới này vốn dĩ công bằng, bạn lấy được bao nhiêu thì phải trả bấy nhiêu. Vì vậy, đừng để bản thân rơi vào cái bẫy của sự tham lam rồi làm phúc khí tiêu tan, bị cái xấu nó nhấn chìm, vĩnh viễn không tìm ra lối thoát.
Kiêu ngạo
Ngạo mạn là một trở ngại rất lớn đối với con người mà nguồn cơn đến từ sự so bì, phân biệt. Bắt đầu từ việc so sánh bản thân với người khác đã tạo nên sự ngạo mạn trong nội tâm mỗi người. Những người có tính kiêu ngạo đi đến đâu cũng muốn được người khác công nhận và tán thưởng. Họ phớt lờ thành quả hay nỗ lực của người khác, không muốn tiếp thu ý kiến của người khác mà chỉ tập trung vào bản thân và lại càng không thể chấp nhận chuyện người khác mạnh hơn, giỏi hơn mình.
Có câu: "Kiêu ngạo tự mãn là một trong những cái bẫy đáng sợ nhất của con người, hơn nữa, cái bẫy này còn do chính chúng ta tạo nên". Những người kiêu ngạo luôn không nhìn thấy khuyết điểm của bản thân, vì thế nên bỏ qua cơ hội được hoàn thiện chính mình. Hầu hết, người kiêu ngạo thường rơi vào cái bẫy tự hủy hoại mình mà không hay, cho tới khi thất bại thảm hại rồi họ mới chợt tỉnh ngộ nhưng lúc đấy mọi chuyện đã quá muộn.
Kiêu ngạo là một trong những tính xấu nhất ở đời
Vậy, làm gì để tích được phúc ở đời?
Nói lời khoan dung, độ lượng
Lời nói cần phải thể hiện sự khoan dung, độ lượng đối với người khác. Nếu lời quá thẳng, hãy nói vòng, nói giảm, nói tránh” một chút. Nếu lời lạnh như băng, hãy hâm nóng chúng lên trước khi truyền cho người khác. Khi nói lời phê bình, khiển trách, hãy đảm bảo rằng lòng tự tôn của người nghe không bị tổn thương. Và bạn hãy luôn nhớ rằng, một lời khen ngợi đúng lúc có giá còn hơn ngàn vàng.
Giữ thể diện cho người khác
Ở một số tình huống, việc “không nể mặt” chính là thái độ vô lễ lớn nhất. Người phương đông rất xem trọng thể diện vì vậy ở bất kỳ thời điểm nào cũng dành cho người khác một “lối thoát”, một đường lùi.
Nhìn thấy rõ một người cũng đừng nên chỉ thẳng ra, hãy lựa lúc mà nói. Đừng bao giờ làm tổn thương thể diện của người khác bởi hậu quả của nó là khôn lường. Trong một số tình huống, vạch trần người khác là một tội lỗi đẩy người ta đến đường cùng.
Tính cách khiêm nhường
Người xưa nói, người kiêu căng ngạo mạn, thích thể hiện tài năng thì đi đâu cũng có kẻ địch. Hãy tránh khoe khoang tài năng của mình mọi lúc mọi nơi và học cách buông bỏ kiêu căng, giảm bớt tự kỷ.
Bạn cũng không nên ở trước mặt người đang thất ý mà đàm luận về đắc ý của mình. Làm người, trước là đừng khoa trương tùy tiện, sau đừng đắc ý, nên khiêm nhường một chút, mọi thứ sẽ suôn sẻ hơn.
Thấu hiểu người khác
Ai cũng mong có người thấu hiểu, thừa nhận mình. Hiểu người khác cũng chính là đem lại lợi ích cho họ, cho chính bản thân bạn. Khi đã hiểu được tâm tình, tâm sự của đối phương, bạn sẽ biết cách mang đến hạnh phúc cho họ, cũng sẽ biết cách sống đẹp hơn, tu sửa mình tốt hơn.
Thành thật với mọi người
Ở đời, sự chân thành bao giờ cũng đáng quý. Không thành thật sẽ khó mà tồn tại giữa nhân gian. Người giả dối sẽ không bao giờ có được người tri kỷ, người bạn chân thành. Sự thành tín chính là cái gốc làm người. Hãy giữ gìn chữ tín, lòng chân thật, bạn sẽ thu phục được lòng người, sẽ trở thành người được yêu mến, thành công.
Khoan dung
Khoan dung là một trong những đức tính hàng đầu của người quân tử. Nếu không thể khoan dung người khác, chứng tỏ rằng trong bạn còn có nhiều mối hận, chứng tỏ lòng dạ của bạn vẫn chưa đủ rộng lượng, khoáng đạt.
Sức mạnh của lòng khoan dung thật lớn. Nó có thể cải biến một con người lầm lỗi trở nên chân chính. Nó cũng có thể hoán cải một tâm hồn gỗ đá, chai sạn vì hận thù trở nên tươi đẹp, yêu đời hơn.
Làm người, có 6 điều dù ”cạy miệng” cũng nhất định không nói ra, càng im lặng vận may càng tới
Đối đãi với người nhất định phải chân thành, hãy nói chuyện thật lòng.