Cυộc sống ở trời Tây không giống như mộng tưởng của nhiềυ người Việt
Thuở còn bé, mỗi khi nghe thấy tiếng ù ù, tôi lại cùng đàn trẻ nhỏ lao ra ngoài sân, ngửa mặt lên trời để xem máy bay. Có bà cô đi Tây nên tôi vênh mặt lên khoe "máy bay chở cô tao đấy, cô tao từ bên Tây về, mang nhiều quà lắm".
11:12 07/12/2022
Lớn lên, sau bao mong ước, trải qua rất nhiều đánh đổi, tôi cũng đặt chân được lên vùng đất hứa phương Tây.
Hôm tôi rời nhà ra đi là một ngày mưa ngâu tháng tám. Trong tiềm thức mỗi người đi xa như tôi lúc đó không chỉ là những khát vọng sống tươi đẹp mà hơn cả là hy vọng, là trọng trách với gia đình, người thân. Cuộc sống xa nhà thực tế không như trong mộng tưởng của tôi ngày ấy.
Đã từ lâu, hai từ "Việt kiều", vốn mang nghĩa đen là người xa xứ, lại mặc nhiên trở thành một định nghĩa về sự sang trọng, giàu có, phồn vinh trong tâm trí của những người ở nhà. Cũng phải, bởi chẳng mấy khi người trong xã được nhìn thấy một anh chàng bảnh bao hay một bà cô của thằng bạn tay kéo vali, đeo kính đen, mang túi hiệu, quần áo thướt tha, mùi nước hoa thơm phức. Họ đi Tây về.
Cứ vậy, theo thời gian, nỗi ngóng trông, hy vọng mỗi lần những Việt kiều về thăm quê cũng từ đó mà nảy sinh, lâu dần trở thành áp lực như tảng đá đè lên những đôi vai vốn đã mệt nhoài nơi xa xứ.
Chị bạn tôi sang tháng về Việt Nam. Từ đầu tháng này, mỗi ngày đi làm chị lại tay xách nách mang đồ hạ giá. Ở Đức, tháng một, sau Giáng sinh, là dịp xả hàng. Chị đếm từng đồng, từng đồng để đi sắm sửa, nào là giày dép cho em trai, áo khoác cho ba mẹ, có khi là cả đồng hồ, túi xách... Từng ấy thứ được mua bằng mấy tháng lương chị ròng rã đi làm và ky cóp.
Sẵn cái mác Việt kiều về thăm quê không muốn mua cũng không được, bởi như đã mặc định, tất thảy đều đang đếm ngược ngày ngóng trông, chờ đợi chuyến trở về của đứa con, đứa cháu, đứa bạn từ nơi "thiên đường".
Anh T, quê ở một tỉnh miền Bắc, sang Đức cũng được hơn chục năm. Anh làm cái nghề quen thuộc và duy nhất là phụ bếp, cụ thể ra là rửa chén. Tất tả, đôn đáo ky góp để gửi đủ một tỷ đồng xây cái nhà cho con cái ra dáng có cha đi Tây. Một tỷ đồng, hơn 40.000 euro, là thành quả của 4 năm còng lưng bên chồng bát đĩa, tay chân khô ráp, quần áo sực mùi đồ ăn.
Bữa cơm muộn của những người Việt làm việc cho nhà hàng ở Đức. Khung giờ ăn hai bữa một ngày là 15h và 1h sáng. Trong ảnh là anh T đứng ăn bên máy rửa bát
Ở nước Đức, nơi được xem là trung tâm của châu Âu, rất đông Việt kiều đang gồng mình suốt ngày đêm. Phần lớn, họ làm thuê cho chính các ông chủ người Việt.
Nhà hàng mở cửa từ 10h sáng đến 12h đêm, mỗi tuần 7 ngày, mỗi tháng 30 ngày thì họ quần quật trong góc bếp chật hẹp chừng đó thời gian. Không mấy ai được tiếp xúc với quyền lợi mỗi ngày làm 8 giờ, tuần 5 ngày như quyền con người ở nơi có đời sống an sinh xã hội thuộc hàng tốt nhất thế giới.
Không phải chính quyền hay xã hội nước sở tại mà cái sĩ diện "đi Tây" đã buộc họ phải lao động cật lực. Có những người vừa đặt chân sang lao vào kiếm tiền hòng tích cóp. Dù xã hội Đức tạo điều kiện cho họ đi học miễn phí và còn có trợ cấp nhưng phần lớn không muốn học vì sợ mất thời gian đi làm.
Sống trong một xã hội xa lạ, không biết ngôn ngữ, những người lao động Việt Nam có rất ít lựa chọn, ngoài việc đi làm thuê cho chính người Việt, phần lớn là trong các nhà hàng.
Đây cũng là cách nhiều người dùng để trốn tránh trách nhiệm đóng thuế, từ đó xin tiền trợ cấp xã hội. Họ chấp nhận năm lần bảy lượt bị chính quyền triệu tập, đi về Việt Nam thăm thân cũng phải trình báo lý do cha ốm mẹ đau và chỉ được đi trong một thời gian nhất định nào đó.
Cái giá mà nhiều người phải trả cho cái mác "đi Tây" hào nhoáng là thời gian, sức khoẻ, là gia đình tan vỡ.
Tôi, một thanh niên 27 tuổi, cũng từng làm việc cho một nhà hàng người Việt ở thành phố Munich. Sang Đức cách đây 4 năm, thời gian đầu, tôi cũng như những người khác lao đầu vào kiếm tiền để trang trải cuộc sống và trả những khoản nợ cho chuyến hành trình. Rửa bát và phụ bếp cho quán Việt tôi đều đã kinh qua.
Tuy nhiên, khi cuộc sống dần ổn định, tôi bắt đầu cắt ngắn thời gian làm để đi học tiếng Đức, bởi đó là cửa ngõ của con đường hoà nhập vào đất nước nơi mà tôi sống. Sau hơn hai năm, tôi không còn nép mình trong những góc bếp nhỏ nữa mà đã có thể tự tin hoà nhập vào cộng đồng bản địa, nhưng những trải nghiệm, những áp lực đã qua tôi không bao giờ quên.
Hiện giờ tôi không những được hỗ trợ học phí khi đi học mà còn có thể mở doanh nghiệp, có thể vay nợ hay trả góp, định cư vĩnh viễn và xin quốc tịch Đức.
Nỗi niềm của tôi có thể nhận được sự cảm thông nhưng cũng có thể động chạm đến cái vỏ bọc sĩ diện bấy lâu của không ít người. Tuy nhiên, tôi hy vọng nhận thức của mọi người về "Việt kiều" và chính những người xa xứ trở lại đúng với thực tế.
Và nếu được, xin đừng gọi những người tha hương là "Việt kiều", bởi ý nghĩa của hai từ đó đã vượt xa ý nghĩa ban đầu.
Biết đâu như thế, những người xa xứ chúng tôi có thể trút bỏ được tấm áo khoác nặng nề "Việt kiều", để mỗi chuyến về thăm quê không trở thành nỗi khốn đốn vì cả năm trời làm lụng không đủ trang trải cho một lần "trưng diện". Biết đâu sẽ bớt đi những đôi vai mỏi mệt mỗi ngày phải oằn lưng làm lụng, bán cả tuổi xuân, sức lực trong các góc bếp nhỏ để ky góp tiền bạc sao cho xứng danh "đi Tây".
Khi không ai vội vã lao vào kiếm tiền để chứng tỏ mình "đi Tây" thì họ sẽ dám đề ra cho mình những dự định dài hơi, phát triển bền vững và có được một cuộc sống nhẹ nhõm hơn.
Nɦìп lòпg bàп tay đoáп vậп мệпɦ: 3 đườпg cɦỉ tay ρɦú quý, sớм мuộп cũпg giàu, 1 đườпg ρɦá tài пgɦèo kɦó
Nɦâп ɫướпg ɦọc cɦo rằпg, đườпg cɦỉ ɫαy củα мộɫ пgười có ɫɦể ɫiếɫ lộ rấɫ пɦiềᴜ về vậп мệпɦ củα пgười đó.