Cổ nhân dặn Nằm trên giường không được bái lạy, phòng khách không để ảnh chân dung”, có nghĩa là gì
Người xưa đúc kết kinh nghiệm: “Nằm trên giường không được bái lạy, phòng khách không để ảnh chân dung”. Liệu kinh nghiệm này có còn đúng với cuộc sống ngày nay?
04:13 07/08/2024
Người xưa đúc kết kinh nghiệm: “Nằm trên giường không được bái lạy, phòng khách không để ảnh chân dung”. Liệu kinh nghiệm này có còn đúng với cuộc sống ngày nay?
“Nằm trên giường không được bái lạy”
Từ xưa đến nay, trong những dịp Tết, lễ hội, con cháu đều phải thực hành cúi đầu hành lễ hay phải quỳ lạy bề trên nhưng tuyệt đối không quỳ lạy khi người lớn tuổi đang nằm trên giường. Đây là một điều kiêng kỵ trong dân gian. Lý do khá đơn giản, bởi vì người mà đang nằm để người khác bái lạy thì chỉ có thể là người đã qua đời.
Thật ra thì liên quan đến việc “Đậu tang ở giường” xuất phát từ tập tục trước đây của người dân. Trước đây, khi chưa phổ biến bệnh viện, người bệnh sắp qua đời thường phần lớn là nằm ở trên giường của mình chứ không phải là nằm trong bệnh viện. Vì vậy, để bày tỏ sự tưởng nhớ đến những người đã khuất, thay lời biệt ly thì người nhà thường làm một chiếc giường tang lễ đặt bên cạnh giường cũ. Sau đó sẽ để người đã khuất nằm trên đó, rồi mọi người đến bái lạy. Đây được gọi là “Đậu tang trên giường”.
Nhưng ở đây, trường hợp kiêng kỵ chúng ta đề cập đến là người bệnh vẫn còn sống và người đó vẫn đang nằm trên giường. Khi người bệnh vẫn còn sống mà vẫn hiện đang nằm trên giường thì bạn cũng không được phép quỳ lạy họ. Không phải bạn đang có ý định thúc giục, nguyền rủa họ nên chết sớm hay sao? Ảnh hưởng này là vô cùng xấu, sẽ làm cho người khác không có cái nhìn thiện cảm với bạn.
“Đừng để ảnh chân dung trong phòng khách”
Tại sao những bức chân dung được người xưa nhắc nhở không được treo trong phòng khách? Ảnh chân dung thường là ảnh chỉ có màu đen trắng của người đã mất. Trong gia đình người Việt chúng ta, phòng khách có chức năng đặc biệt, là nơi tiếp khách và cũng là nơi mà gia đình thường thư giãn và giải trí cùng nhau. Nhiều khi người ta bố trí nơi ăn cơm và phòng khách ngay cạnh nhau. Với một vai trò đặc biệt như vậy, khi bạn đặt ảnh chân dung ở phòng khách, nhìn lên thì bạn thấy người quá cố đang nhìn xuống bạn một cách nghiêm túc hoặc có thể cũng có thể nhìn bạn một cách trìu mến. Bạn sẽ có cảm giác hơi kỳ lạ trong trường hợp này.
Trong trường hợp khác, khi người già mới mất, những người trong gia đình đó hiện đã rất đau buồn và họ đang phải gánh chịu nỗi đau mất mát rất lớn. Khi nhìn vào những bức ảnh chân dung, tâm trạng của những thành viên trong giao đình đương nhiên sẽ rất nặng nề.
Do đó, chúng ta đặt bức chân dung ở đúng vị trí như từ đường, hoặc có thể để một phòng riêng như phòng làm việc. Có thể để bức chân dung bọc trong tấm vải đỏ, hoặc có thể đặt nó ở trong một căn phòng khác mà bạn không thường xuyên bước vào.
Bạn cứ trực tiếp để ở những vị trí đó đến dịp tảo mộ hoặc giỗ bạn có thể lấy ảnh ra để tưởng nhớ và tỏ lòng thành kính với bề trên. Tất nhiên, phong tục mỗi nơi lại có sự khác nhau, có nơi thường treo ảnh người đã khuất ở trong khu vực phòng khách để thường xuyên có thể nhìn thấy. Vì thế, chúng ta chỉ nên làm theo phong tục địa phương, miễn sao cuộc sống được thoải mái, vui vẻ và hạnh phúc.
Phật dạy: Người sẵn sàng chịu thiệt là người nhận nhiều phúc báo nhất, người khác nợ bạn ông Trời sẽ trả cho bạn
Chịu thiệt tưởng là thiệt, nhưng đôi khi học được cách chịu thiệt lại chính là cách tạo nhiều phúc báo nhất, đừng tưởng cứ thiệt thòi là không may mắn.