Chỉ mới 12 tuổi, nam sinh đã mắc K phổi giai đoạn cuối, nghe gia đình tiết lộ thói quen sinh hoạt mà giật mình

Trước giờ cứ nghĩ đối tượng mắc căn bệnh này thường là nam giới độ tuổi 60, nghiện thuốc lá, đồ uống có cồn mà nay lướt thấy cậu học sinh này mới 12 tuổi đã vào giai đoạn cuối mà hoang mang quá mọi người ạ.

12:36 08/11/2023

Mình chia sẻ lại thông tin sự việc ở đây cho các bố mẹ nuôi con nhỏ tham khảo nhé!

Cách đây ít hôm mình có lên báo đọc thấy trường hợp bé trai 12 tuổi được gia đình phát hiện trên xương đòn có một khối u cứng. Theo như chia sẻ của người mẹ thì tuy sờ vào không đau không ngứa nhưng tâm lý của người làm cha làm mẹ mà, bà vẫn quyết định đưa con đi khám. Sau đó, các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật cắt bỏ một phần khối u trên xương đòn của nam sinh. Theo báo cáo phẫu thuật cho biết, khối u đó là Sarcoma Ewing - một loại K hiếm gặp thường xảy ra ở trẻ em và thanh niên.

Gia đình khi nghe kết quả này thì khá sốc và có chút nghi ngờ nên đã đưa con tới bệnh viện khác khám và nhận được chẩn đoán K phổi giai đoạn cuối. Do khối u có độ ác tính cao và bệnh nhân còn trẻ nên khả năng hồi phục sẽ rất khó khăn.

hình ảnh

Tâm lý của các bậc phụ huynh nghe thông tin này hẳn ai cũng đau buồn, các mẹ nhỉ? Thế nhưng, điều đáng quan tâm khác trong câu chuyện này là bà mẹ còn kể thêm về thói quen sinh hoạt của cậu con trai. Cụ thể thì nam sinh 12 tuổi này có lịch sinh hoạt không đều đặn, thường xuyên bỏ bữa sáng, bữa trưa và bữa tối chỉ ăn nửa bát cơm.

Chưa kể, cậu bé cũng rất lười uống nước lọc mà thường xuyên uống nước giải khát và nước trái cây. Theo trí nhớ của người mẹ, con bà cũng đặc biệt thích chơi game trên điện thoại. Nửa đêm, trong khi bố mẹ ngủ say, cậu bé đều lén nghịch điện thoại dẫn đến thường xuyên thức khuya, sinh hoạt thất thường. Và theo như các bác sĩ cho biết chính lối sống không điều độ, thường xuyên thức khuya đã góp một phần dẫn đến sự việc trên.

Đúng là bệnh tật giờ không chừa một ai, mọi người nhỉ? Tỷ lệ bệnh nhân K phổi giờ cũng ngày càng trẻ hóa, một phần cũng có liên quan tới thói quen ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi không điều độ và căng thẳng tinh thần. Các chuyên gia cũng nhắc nhở rằng đối với trẻ vị thành niên, tốt nhất nên được duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, ăn đủ 3 bữa một ngày, cân bằng thời gian học tập, làm việc và nghỉ ngơi để tránh gặp tình trạng như nam sinh 12 tuổi trên đây. Các bậc phụ huynh xem và quan sát các con thật lưỡng nhé!

Ngoài ra, thông tin thêm đến các bậc cha mẹ là hầu hết mọi người đều không biết con mình đang mắc bệnh phổi đến khi đã tới giai đoạn thứ 4. K phổi ở trẻ có thể tiến triển trong vòng vài tháng hoặc nhiều năm. Nên nếu phát hiện các triệu chứng dưới đây, cha mẹ nên đưa con đi kiểm tra thì hoàn toàn có thể chữa trị.

 

- Ho kéo dài

 

- Có máu trong đờm khi ho

 

- Khó thở

 

- Đau bụng bất thường

 

- Sưng cổ và mặt

 

- Viêm phổi

 

- Viêm phế quản kéo dài không bớt

 

- Khó chịu ở ngực

 

- Sốt

 

- Giảm cân không lý do

 

Ngoài ra, trong chế độ ăn uống hằng ngày, phụ huynh cũng có thể bổ sung thêm 2 loại thực phẩm quen thuộc được chuyên gia nhận định là “kẻ thù” của K phổi, nếu ăn chúng điều độ sẽ đem lại hiệu quả tốt trong giải độc phổi và tránh xa các tế bào K phổi.

hình ảnh

Đầu tiên là rau súp lơ: Đây là loại rau chứa nhiều vitamin C, folate, carotenoids và phytochemical... có tác dụng chống lại các yếu tố gây hại trong phổi. Đặc biệt, loại rau họ cải này còn chứa một hợp chất hoạt tính gọi là L-sulforaphane, giúp các tế bào chuyển sang các gen chống viêm để ngăn ngừa các bệnh hô hấp.

hình ảnh

Thứ hai là quả lê: Đây là loại trái cây có thể giữ ẩm tốt cho phổi, giải phóng và làm giảm các triệu chứng ho. Nhiều người sẽ đun sôi đường phèn với lê để uống khi họ bị đau họng hoặc ho, đây cũng là bài thuốc rất hiệu quả.

 

Ngoài ra, lê cũng có tác dụng chống bệnh K. Nó có thể giúp bài tiết hydrocarbon thơm đa vòng (chất gây K phổi) từ cơ thể người, giảm nguy cơ mắc bệnh và có ý nghĩa trong điều trị K phổi.

 

Tags:
Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất