Cha mẹ thạc sĩ dồn hết sức đầu tư, con vẫn học hành lẹt đẹt: Vì sao?
Nuôi dạy con cái đầy đủ về vật chất không còn quá khó trong xã hội hiện đại nhưng để con trở thành người giỏi giang, thành đạt thì không dễ chút nào.
23:56 10/01/2023
Gia đình là trường học đầu tiên của trẻ, giáo dục gia đình đóng vai trò then chốt đối với sự lớn lên và phát triển của trẻ. Nhưng tại sao có những cặp vợ chồng xuất sắc, con cái vẫn học hành “lẹt đẹt”?
Nỗi buồn của cặp vợ chồng thạc sĩ
Một cặp vợ chồng thạc sĩ ở Trung Quốc từ nhỏ đã là “con của người ta”. Họ có thói quen học tập tốt, quen với việc bị bạn học ghen tị và được người lớn yêu quý. Con đường học tập và công việc không phải lúc nào cũng đều thuận buồm xuôi gió nhưng họ luôn có ý chí cầu tiến, nỗ lực vươn lên.
Tuy nhiên hai vị phụ huynh có học thức cao và chăm chỉ này hiện đang phải đối mặt với một vấn đề lớn: Mặc dù gia đình giáo dục rất tốt nhưng học lực của con cái rất lẹt đẹt, mối quan hệ với các bạn trong lớp cũng không thuận hòa.
Ví dụ, con của người khác đã biết học thuộc những bài thơ dài, nhưng con của họ chỉ có thể đọc những từ đơn giản như một, hai, ba bốn. Điều bất lực nhất của hai vợ chồng là dù dành nhiều thời gian và cho con tình cảm đủ đầy nhưng con vẫn bị “khiếm khuyết” về tính cách. Đứa trẻ dễ mất bình tĩnh và hầu như không có bạn bè trong trường.
Sau khi con học tiểu học, anh chị đã thuê những giáo viên nổi tiếng kèm cặp, họ cũng thường xuyên dành thời gian đưa các con tham gia các hoạt động khác nhau, cùng tập thể thao và rèn luyện thói quen học tập tốt. Trong suốt quá trình này, hai vợ chồng luôn giữ bình tĩnh để tránh cho con cái bắt chước hành vi của mình.
Nhưng điều khiến họ cảm thấy bất lực là dù ở nhà có giáo dục tốt thế nào đi nữa thì con họ vẫn không bao giờ chủ động học bài, tính khí thất thường và không muốn kết bạn. Hai vợ chồng rất buồn, đứa con chắc chắn là điều trăn trở lớn nhất đối với họ.
Cha mẹ có trình độ học vấn cao chưa chắc đã nuôi dạy được những đứa con xuất sắc
Trên thực tế, việc nuôi dạy một đứa trẻ ngoan không chỉ liên quan đến việc bản thân cha mẹ có tốt hay không. Ngay cả khi cha mẹ là một người tốt, điều đó không có nghĩa rằng anh ta, cô ta là một người cha/người mẹ tốt. Chỉ khi cha mẹ trong gia đình là những người rất có năng lực và sự giáo dục của gia đình có nền nếp thì việc nuôi dạy nên những đứa con xuất sắc mới có khả năng cao hơn.
Nhưng đây chỉ là “xác suất nuôi dạy con xuất sắc càng cao” chứ không phải tuyệt đối. Đó là lý do tại sao cặp cha mẹ thạc sĩ nói trên đã đầu tư rất nhiều thời gian, tâm sức và tiền bạc cho việc giáo dục gia đình nhưng vẫn không “thu hoạch” được một đứa con ngoan.
Cha mẹ có thể làm gì để giáo dục tốt con cái ở nhà?
– Chuẩn bị cho di truyền
Sự phát triển của một đứa trẻ không chỉ chịu tác động của cha mẹ, gia đình và xã hội mà còn do tính cách bẩm sinh. Tình trạng miễn dịch, tình trạng thể chất và tính cách của trẻ thực sự bị ảnh hưởng bởi gen. Trước khi mang thai, cả cha và mẹ nên duy trì một thói quen ăn uống lành mạnh, trau dồi phẩm chất, thói quen sống tốt và một hoặc hai sở thích tích cực để tạo ra gen khỏe mạnh và môi trường phát triển tốt cho đứa trẻ sau này.
– Vợ chồng hòa thuận
Vợ chồng luôn đổ lỗi cho nhau, gây gổ hay “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” trong quan điểm nuôi dạy con đều ảnh hưởng đến trẻ. Trẻ con rất nhạy cảm, cha mẹ tỏ ra hòa thuận hay ấm êm thực sự trên thực tế chúng đều có thể nhanh chóng nhận thức được. Vì vậy, tốt nhất cha mẹ không nên cãi vã trước mặt con. Kể cả chuyện ly hôn, ly thân khi cần thiết bạn cũng không cần giấu con mà hãy mở lòng tâm sự và bày tỏ tình yêu thương trọn vẹn với con.
– Cha mẹ hãy làm gương
Nhiều bậc phụ huynh yêu cầu con học bài, viết bài suốt ngày. Thậm chí trẻ mầm non cũng bị nhồi nhét vô số môn học ngoại khóa nhưng bản thân cha mẹ lại nghịch điện thoại, chơi game và than phiền về cuộc sống khó khăn bất cứ khi nào có thời gian. Con cái thực sự là một mô hình thu nhỏ của cha mẹ về nhiều mặt, nếu cha mẹ cư xử không tốt thì con cái cũng có khả năng mắc phải.
– Đừng keo kiệt thời gian dành cho con cái
Trong xã hội hiện đại, cha mẹ phải chịu áp lực lớn về công việc và kinh tế, nhưng nếu thậm chí không thể có được sự đồng hành cơ bản sau khi con ra đời, vậy làm sao đòi hỏi con cái phát triển tốt? Vì vậy, các bậc cha mẹ nên chuẩn bị đầy đủ trước khi sinh con, điều chỉnh kế hoạch phân bổ thời gian hợp lý để bên cạnh con nhiều nhất có thể.
– Điều cuối cùng, không có “giáo dục tại gia” nào là thực sự hoàn hảo
Đúng là nhiều bậc cha mẹ hiện nay đã làm rất tốt: Đồng hành cùng con cái, kiềm chế cảm xúc, cố gắng làm gương, không bao giờ đánh đập hay mắng mỏ con cái, và cố gắng giao tiếp với con cái bình đẳng… Nhưng không điều gì là hoàn hảo và giáo dục gia đình cũng vậy. Cha mẹ không nên mang nặng tâm lý “đã đầu tư nhiều rồi sao dạy con không tốt”, nếu không sẽ phản tác dụng.
Khi một đứa trẻ lớn lên, trong hoàn cảnh bình thường, không chỉ yếu tố bên ngoài sẽ ảnh hưởng nhiều nhất đến hướng phát triển của trẻ mà yếu tố bên trong cũng quan trọng không kém, đó là tính cách bẩm sinh. Vì vậy, ngay cả khi cha mẹ thực sự nỗ lực để làm tốt công việc giáo dục gia đình, chưa chắc họ đã có được một đứa con thật ngoan.
Cha mẹ nào cũng mong con mình thành rồng, thành phượng nhưng định nghĩa về sự xuất sắc ngày nay vốn đã ít cứng nhắc hơn. Có thể trẻ không thích học, có thể trẻ không cần phải dễ dàng hòa nhập với xã hội nhưng lại thích đắm chìm trong thế giới nhỏ của riêng mình và làm những gì chúng thích. Điều cha mẹ phải làm là ngưng so sánh, thay vào đó hướng dẫn con cái thiết lập quan điểm đúng đắn và những quan niệm đạo đức tốt đẹp, khuyến khích con trau dồi và phát triển thế mạnh của mình.
Hai nữ chính Hương Phù Sa: Kim Hiền viên mãn sau 2 lần đò, cơ ngơi không kém Tăng Thanh Hà
Hương Phù Sa là một trong những bộ phim làm nên tên tuổi của nhiều diễn viên 8X, trong đó có cặp sao nữ được nhiều người yêu mến là Tăng Thanh Hà và Kim Hiền.