Câu chuyện về ông hoàng ngành nail gốc Việt trên đất Mỹ - Charlie Tôn Quý

Năm 1997, Charlie Tôn Quý bắt đầu kinh doanh nghề làm móng (nail) với cửa hàng đầu tiên của ông được mở ở Walmart (Mỹ). 20 năm sau, Regal Nails trở thành hệ thống nhượng quyền với gần 1.000 chi nhánh, chiếm 1,5% thị phần các cửa tiệm nail do người Việt làm chủ ở Mỹ. Doanh thu hằng năm ước tính gần 500 triệu USD.

01:06 02/01/2023

Quý trong tiệm nail của mình tại bang Louisiana. Nguồn ảnh: Internet

Tuổi thơ đầy giông bão và hành trình mưu sinh trên đất Mỹ

Charlie Tôn Quý (tên Việt Nam là Tôn Thất Khương Quý) sinh ngày 22/6/1970  tại Quy Nhơn. Tôn Quý là con trai thứ 2 trong một gia đình có bốn anh em trai. Cha anh là một quân nhân, còn mẹ làm nghề buôn bán tự do. Năm 1986, sau khi học xong lớp 8 tại Việt Nam, Tôn Quý một mình đến bang Louisiana, Mỹ khi mới 14 tuổi.

Nhiều người vẫn thường nói rằng, vốn dĩ có một tuổi thơ êm ả, nhưng việc Tôn Quý một mình sang nước ngoài đã khiến tuổi thơ của anh trở nên ‘dữ dội’ và tạo nên ngã rẽ cho con đường thành công sau này.

Một năm sau khi sang Mỹ, Tôn Quý (khi đó đã lấy tên Mỹ là Charlie Tôn Quý) bắt đầu tiếp tục chương trình học trung học tại trường West Jefferson, New Orlean, Lousiana.

Đến năm 18 tuổi, chàng trai trẻ háo hức đăng ký chuyên ngành không gian vũ trụ ở Đại học Louisiana, nhưng vì trường không có khoa này nên đành phải chuyển sang học hóa. Ông Quý không thể ngờ rằng sự lựa chọn đó đã mở ra cho mình cơ hội trở thành một ông chủ lớn nhiều năm về sau.

Trong thời gian đi học, Charlie phải vừa học vừa làm thêm để kiếm tiền trang trải cuộc sống. Đến năm 1995, sau khi tốt nghiệp kỹ sư ngành hóa, Charlie Tôn Quý bắt đầu bước chân vào thương trường với số vốn nhỏ nhoi. Vì vợ anh kinh doanh tiệm nails nên anh nảy ra ý tưởng mở một tiệm cung cấp linh kiện và hóa chất cho các tiệm nails khác.

Regal Nail và mối lương duyên với Walmart

Ý tưởng kinh doanh trong lĩnh vực nail đến vào năm 1997 khi Tôn Quý đang đi mua sắm trong một siêu thị Walmart. Ông thấy rằng trong siêu thị này có 2 salon tóc mà chưa hề có salon nail. Dựa trên quan sát đó, Tôn Quý đã nảy ra ý tưởng về salon nail có tên Regal Nail.

Cùng lúc đó, Charlie Tôn Quý gặp Bo Huynh – một người gốc Việt khác cũng đang có ý định mở một trung tâm thương mại và nhận ra nó quá phức tạp. Cả hai nhận thấy họ cần một đối tác để cùng thực hiện dự định này.

Tôn Quý lúc đó đã phát triển được hệ thống giải quyết việc mua lại địa điểm, thiết kế, nội thất và lắp đặt mọi thứ cần thiết để điều hành một chuỗi nhượng quyền. Ông cũng đảm nhận toàn bộ trách nhiệm quản lý, phát triển, tăng trưởng, lên kế hoạch và kiểm soát chất lượng.

Sau đó, Tôn Quý bắt đầu hẹn gặp mặt các lãnh đạo Walmart để thuyết phục họ cho thuê vị trí để mở cửa hàng Regal Nails. Lần đầu tiên, Walmart đã thẳng thừng từ chối đề xuất của Tôn Quý vì không nghĩ mô hình này có thể thành công. 

Ông Tôn Quý trong một sự kiện hỗ trợ thanh niên gốc Việt tại Houston. Nguồn ảnh: Internet

Tuy nhiên, Tôn Quý không dễ dàng từ bỏ. Ông vẫn kiên trì gặp gỡ các lãnh đạo Walmart trong 2 năm liên tiếp cho tới khi họ đồng ý để ông mở cửa hàng thử nghiệm đầu tiên tại Shreveport.

Cửa hàng Regal Nails đầu tiên được mở vào ngày 29/10/1997 và ngay lập tức nó đã chứng minh sự thành công của mình – tạo tiền đề cho Walmart đồng ý để Tôn Quý mở thêm những cửa hàng khác bên trong siêu thị của họ.

Vì là công ty tư nhân nên Regal Nails không thông báo số liệu tài chính. Nhưng nếu tính mỗi tiệm nail có doanh thu trung bình là 34,000 đô la một tháng (theo tạp chí Nails), thì đế chế Regal Nails của anh Quý có doanh thu hàng năm khoảng 450 triệu đô la. Mức doanh thu lên tới nửa tỷ USD mỗi năm quả thực là một con số không hề nhỏ chỉ với công việc chăm sóc và sơn sửa móng tay, móng chân tại Mỹ. Theo lời 1 chuyên gia trong ngành chứng khoán, nếu Regal Nails niêm yết trên sàn chứng khoán, thì cổ phiếu của hãng này sẽ là một trong những cổ phiến hot nhất vì con số doanh thu ấn tượng cũng như yếu tố an toàn vì không có nợ.

Ngoài Walmart, Tôn Quý bắt đầu bán nhượng quyền cho những người bạn đồng hương Việt Nam trên đất Mỹ và trong vòng 10 năm, tổng số cửa hàng nhượng quyền của ông đã lên tới con số gần 1.200 tiệm trải dài trên khắp đất Mỹ. Từ một người dân nhập cư với hai bàn tay trắng, Charlie đã xây dựng Regal Nails trở thành một đế chế nail lớn nhất tại Mỹ.

Tìm cách tái mở cửa sau Covid - 19

Charlie Tôn Quý, sở hữu thương hiệu với 825 tiệm nail ở Mỹ, đã áp dụng các biện pháp phòng dịch và tài chính để khôi phục kinh doanh trong Covid-19.  

Ông Quý cho biết vấn đề lớn nhất của Regal Nails là thiếu thợ để duy trì hoạt động, khi người lao động ở nhà tránh dịch và được hưởng gói hỗ trợ của chính quyền bang và liên bang. Từ cuối tháng 3/2020, Tổng thống Mỹ Trump đã ký thông qua gói cứu trợ kinh tế 2.200 tỷ USD nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp và người lao động Mỹ gặp khó khăn vì Covid-19. Mức trợ cấp thất nghiệp dành cho một người lao động là khoảng 600 USD mỗi tuần trong vòng 4 tháng.

"Lượng khách hàng rất đông, nhưng không có đủ thợ làm nên chúng tôi đang phải chấp nhận mất khách", ông Quý nói. 

Bên cạnh nỗ lực khắc phục tình trạng thiếu thợ, ông chủ của Regal Nails đang tính phương án giảm tiền thuê mặt bằng cho các tiệm muốn hoạt động trở lại. Trong tháng 4 và tháng 5, ông Quý đã giảm 75% tiền nhà hoặc cho quản lý các tiệm trả chậm, nhằm giúp duy trì hệ thống...

Chia sẻ về bí quyết thành công, ông Charlie Tôn Quý trả lời rằng: thành công của ông được tạo nên từ sự thỏa mãn của khách hàng, đội ngũ nhân viên trẻ, có trình độ chuyên môn, luôn biết cách làm khách hàng hài lòng. Đặc biệt, muốn thành công trong kinh doanh, đừng bao giờ để mình và công ty bị mất uy tín, thương hiệu.

Charlie Tôn Quý chia xẻ từng gặp nhiều thất bại trong quá khứ, lại những khó khăn chật vật khi đến Mỹ với hai bàn tay trắng, những áp lực về việc hòa nhập với cộng đồng và giúp đỡ người thân. Chỉ có sự cố gắng tột cùng và niềm đam mê học hỏi, cầu tiến đã giúp anh tìm được con đường để đi đến thành công là gắn bó và phát triển với nghề làm nail, trở thành niềm tự hào của cộng đồng người Việt Nam, đóng góp công sức và tạo công việc cho hàng ngàn đồng hương tại Mỹ.

 

Tags:
50 tuổi sang Mỹ làm nghề nail: Khổ nhiều hay được nhiều, gửi nɦững người đã, đang và muốn sang Mỹ

50 tuổi sang Mỹ làm nghề nail: Khổ nhiều hay được nhiều, gửi nɦững người đã, đang và muốn sang Mỹ

Tôi muốn chia sẻ những trải nghiệm thực tế của mình để mọi người có thêm những góc nhìn khác về nghề nail, về cuộc sống ở Mỹ.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất