Bộ phận duy nhất của con lợn tốt bằng 10 vị thuốc, đem khìa nước dừa thành món ăn ngon bổ

Người xưa có câu "Một dạ dày lợn bằng 10 vị thuốc" đề cao công dụng của bộ phận này.

23:03 20/07/2024

Theo quan điểm của y học cổ truyền, dạ dày lợn có tác dụng bổ tỳ, tăng cường khí lực, rất phù hợp cho người già, người mới khỏi bệnh và phụ nữ mang thai đang suy yếu.

Dạ dày lợn còn có khả năng điều hòa các triệu chứng như vàng da, suy dinh dưỡng, tiểu đường và các vấn đề sức khỏe khác ở trẻ em.

Dạ dày lợn chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như vitamin A, vitamin E, protein, canxi và natri, rất có lợi cho sức khỏe tổng quát.

Từ dạ dày lợn, bạn có thể chế biến nhiều món ngon như dạ dày nấu với hạt sen, vỏ quýt, nhân sâm, ngũ vị tử, chùm ngây, khoai mỡ… để tăng thêm hương vị.

Cách làm món dạ dày khìa nước dừa như sau:

 

Dạ dày khìa nước dừa

Dạ dày khìa nước dừa

 

Cách chọn dạ dày lợn:

Để mua được dạ dày lợn ngon, bạn nên đi chợ sớm. Thông thường, một chiếc dạ dày nặng khoảng 600-800g, hãy chọn dạ dày vừa phải mà nặng, chắc tay. Nên chọn dạ dày có màu trắng đồng đều, không có vết thâm tím, không bị ung nhọt, vết loét hay căng phồng.

Nguyên liệu làm dạ dày khìa nước dừa:

Dạ dày (bao tử) heo: 1 cái

Dừa tươi: 1 quả

Tỏi, chanh, rau sống, cà chua, dưa leo, cà rốt, củ cảiGia vị: Dầu ăn, đường, nước tương, muối, ngũ vị hương, nước mắm, hạt nêm, tiêu, mật ong, giấm.

Cách làm dạ dày khìa nước dừa:

Sơ chế dạ dày: Lộn ngược dạ dày, vuốt hết phần nhớt ra, cạo sạch phần màu vàng bám trên dạ dày. Bóp dạ dày với muối và chanh rồi rửa lại với nước sạch nhiều lần, để ráo.

Khử mùi: Bắc chảo lên lửa vừa, cho 3 thìa nước mắm vào đun sôi, tiếp tục cho dạ dày đã sơ chế vào chà xát 2 mặt với chảo trong vòng 1 phút. Rửa lại dạ dày 2-3 lần với nước sạch rồi để vô đĩa.

Ướp bao tử: Trộn dạ dày với tỏi băm, hạt nêm, nước tương, mật ong, tiêu, ngũ vị hương. Để dạ dày thấm gia vị trong khoảng 30 phút.

Chuẩn bị rau sống: Rửa sạch rau sống, dưa leo, cà chua và ngâm muối. Củ cải và cà rốt gọt vỏ, thái miếng và ngâm với đường, muối, giấm làm đồ chua.

Xào và khìa: Phi thơm tỏi băm, cho dạ dày vào xào 2-3 phút, sau đó đổ nước dừa vào khìa. Khi nước dừa cạn sệt, vặn nhỏ lửa và nêm lại gia vị cho vừa ăn. Đun thêm 10 phút, tắt bếp, thái nhỏ dạ dày.

Thành phẩm là món dạ dày heo dai giòn với màu vàng đẹp mắt và hương vị thơm ngon.

Ngoài món dạ dày khìa nước dừa, bạn cũng có thể luộc dạ dày:

Cách luộc dạ dày lợn:

Phương pháp 1: Cho dạ dày đã làm sạch vào nồi, đổ ngập nước, thêm muối, gừng đập dập, giấm và một ít rượu. Đậy vung và đun khoảng 20 phút, xiên thử thấy mềm là được. Vớt ra, ngâm vào nước lạnh để dạ dày giòn và ngon.

Phương pháp 2: Đun nước sôi, thả dạ dày vào luộc đến khi nước lăn tăn thì vớt ra nhúng vào bát nước lạnh. Lặp lại quá trình này 3-4 lần với dạ dày, và 6-7 lần với lòng già. Lần cuối cùng, cho dạ dày vào bát nước lạnh có đá và vài giọt chanh để dạ dày trắng và giòn hơn.

Cách này cũng có thể áp dụng cho cả lòng non và tràng heo.

Chúc bạn thực hiện thành công và thưởng thức món ăn ngon miệng!

Tags:
Áp lực quà cáp khiến Việt kiều 6 năm không dám về nước

Áp lực quà cáp khiến Việt kiều 6 năm không dám về nước

10 năm bươn chải cật lực với nghề phục vụ ở Australia chỉ đủ nuôi hai con, chị Lệ Hằng gom góp mua quà khi về nước thăm thân, song bị người em họ "bóc phốt" trên mạng, bĩu môi vì quà không tương xứng "danh" Việt kiều.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất