Bạn có biết các danh nhân nổi tiếng cầu hôn thế nào không? Đặc biệt lời cầu hôn chẳng giống ai của Thomas Edison
Nhanh, gọn, nhẹ, ‘tốc chiến tốc thắng’ là những gì mà chúng ta có thể miêu tả về màn cầu hôn của những danh nhân này.
14:48 03/11/2022
Nhà văn Fyodor Dostoevsky
Cách đây 195 năm, ngày 11/11/1821, nhà văn thiên tài của nước Nga Fyodor Dostoevsky đã cất tiếng khóc chào đời tại Moskva. Ông được đánh giá là một trong những nhà văn lớn nhất của văn học Nga và thế giới thế kỷ XIX, với những tác phẩm bất hủ được nhiều người yêu mến như: “Tội ác và trừng phạt”, “Anh em nhà Karamazov”…
Theo đó, vào năm Dostoevsky 46 tuổi, ông đã thuê một cô gái biết viết tốc ký tên là Anna, 20 tuổi. Ông cứ vừa nói như đang kể chuyện, còn cô Anna thì chăm chú ghi tất cả các câu đó lại, sau đó cô viết ra thành các trang sách truyện, rồi đưa cho ông đọc và sửa trước khi xuất bản.
Một hôm, ông kéo ghế lại gần cô Anna toan tỏ tình, nhưng ông cảm thấy ngượng ngùng quá, nên đã nói vòng vo như sau:
À này cô Anna, tôi sắp viết một đoạn văn về tấm lòng của một cô thiếu nữ mà tôi lại là một người đàn ông nên tôi muốn hỏi cô…
Xin ông cứ nói ra, em sẵn sàng cho ông biết ý kiến của em.
Có một ông văn sỹ có tài, đã xuất bản nhiều cuốn sách rồi, ông ta chừng 46 tuổi, già bằng tuổi tôi đó cô à.
Vâng.
Ông ta muốn hỏi cưới một cô gái mới có 20 tuổi như cô, thì nếu ông ta hỏi cô thì cô có ưng… hay là…
Em ưng liền.
Kết quả là vào năm 1867, Dostoevsky kết hôn với Anna và cùng nhau đi du lịch khắp châu Âu bằng xe ngựa kéo.
Trạng nguyên Nguyễn Đăng Đạo
Trong số tình sử của những người nổi tiếng, có lẽ chuyện tình của trạng Nguyễn Đăng Đạo là liều lĩnh nhất. Đăng Đạo người ở Kinh Bắc nhưng thời trẻ có lúc trọ trong chùa Báo Thiên ở Thăng Long để đi học. Một lần vào dịp rằm tháng giêng, người đến chùa lễ Phật rất đông, Đăng Đạo đi học về thì gặp một tiểu thư rất xinh đẹp. Ngay cái nhìn đầu tiên ông đã mê mệt nên lẽo đẽo theo nàng lên chùa.
Nhìn thấy tiểu thư đứng lễ Phật, Đăng Đạo cũng len lén vào đứng cạnh. Rồi ông cố tình khấn rất to: “Nam mô A Di Đà Phật, cầu Phật phù hộ cho vợ chồng con bách niên giai lão”. Những người hầu của tiểu thư nghe thấy thế thì mắng chàng vô lễ nhưng tiểu thư lại nhỏ nhẹ bảo: “Ngày xuân lễ Phật các em không được mắng người ta”.
Thấy người đẹp lại ăn nói nhẹ nhàng, Đăng Đạo càng thích nên bí mật theo dõi để biết nhà nàng. Thì ra nàng là con quan Đề lĩnh quân vụ họ Ngô.
Đêm ấy, Đăng Đạo vượt tường vào phủ tìm nơi ở của tiểu thư nọ. Khi tìm được phòng thì bắt gặp vài thị nữ đứng trước cửa, thấy người lạ, những người hầu sợ quá vội chạy vào báo tiểu thư. Vừa nhìn thấy mặt người đẹp, Đăng Đạo liền bước tới đĩnh đạc nói: “Tôi là danh sĩ Kinh Bắc đến xin quan lớn cho làm rể”.
Tiểu thư hoảng sợ sai người mang tiền ra cho chàng học trò và bảo: “Thôi có chút quà mọn giúp thầy ăn học, thầy nên đi ngay kẻo cha tôi biết thì nguy cho tính mạng của thầy”. Nhưng Đăng Đạo vẫn điềm nhiên bảo: “Thưa tiểu thư, tôi có phải trộm cướp đâu mà lấy tiền bạc. Tôi chỉ đến xin cầu hôn”.
Ở nhà trên, nghe ồn ào, quan Đề lĩnh tuốt gươm chạy xuống. Nhìn thấy, Đăng Đạo tiến lại vái chào liền bị quan sai người trói lại. Ở dinh bên cạnh có quan tham tụng Phạm Công Trứ, nghe thấy hàng xóm ồn ào mới cùng lính cầm đèn lồng đi sang hỏi: “Đêm hôm, Ngô huynh có việc gì mà giận dữ thế?”.
Nghe Ngô hầu thuật lại sự việc, Phạm Công Trứ cho rằng việc phi thường ắt phải là người phi thường mới dám làm như vậy bèn cho người giải Đăng Đạo lên hỏi: “Anh tự xưng là danh sĩ Kinh Bắc, lính hãy cởi trói cho anh ta. Còn đây là đầu bài phú mới ra ở trường Giám cho các Cống sĩ, anh thử làm xem”. Nói rồi sai người lấy giấy bút cho Đăng Đạo.
Hai quan vào nhà chưa uống hết tuần trà đã thấy lính cầm bài vào. Phạm Công Trứ đọc say mê, vừa đọc vừa trầm trồ khen ngợi rồi bảo: “Nếu Ngô huynh có ý kén rể hiền thì tôi tưởng không ai hơn được người này. Văn tài này hơn cả đám Cống sĩ ở trường Giám. Khoa này không Trạng Nguyên cũng Bảng Nhãn”.
Ngô hầu hết giận nhưng băn khoăn: “Nhà tôi hiếm hoi chỉ có 1 cháu gái nhưng lại đang có tang mẹ, bây giờ chưa thể bàn được”. Phạm Công Trứ gợi ý: “Ngô huynh cứ cho chàng dọn vào trong dinh học tập khi nào đại đăng khoa rồi tiểu đăng khoa cũng vừa”.
Thế là từ đấy Đăng Đạo được vào trong dinh quan Đề lĩnh ăn học. Sức học chàng tiến bộ hơn hẳn vì có thêm những cánh thư của tiểu thư họ Ngô động viên. Quả nhiên đến khoa thi 1638, Nguyễn Đăng Đạo đỗ Trạng Nguyên và y hẹn, Ngô hầu đã gả người trong mộng cho chàng.
Nhà phát minh Thomas Edison
Thomas Edison (1847-1931) được biết đến là một nhà khoa học vĩ đại của thế kỷ 20. Trong suốt cuộc đời của mình, ông đã lãnh trước sau 1907 bằng phát minh, một kỉ lục vô tiền khoáng hậu trong giới khoa học. Bên cạnh những phát minh của mình, Thomas Edison còn được biết đến là một người khá ‘hài hước’ khi cầu hôn theo kiểu chẳng giống ai!
Theo đó vào năm 24 tuổi, Thomas Edison là chủ của một xí nghiệp khá nổi danh. Một ngày, ông đã đến trước mặt nàng thư ký Mary dịu dàng, thanh tú và nói: “Thưa cô, tôi không muốn phí thì giờ nói những câu vô ích. Tôi xin hỏi cô một câu rất ngắn gọn và rõ ràng: Cô có ưng làm vợ tôi không?”.
Hoàn toàn sửng sốt và bất ngờ, cô gái không tin vào tai mình. “Ý cô thế nào, cô nhận lời tôi chứ. Tôi xin cô suy nghĩ trong vòng năm phút”, Edison nhắc lại lời cầu hôn “cấp tốc” của mình bằng vẻ mặt rất nghiêm chỉnh.
“Năm phút cơ à? Thế thì lâu quá! Vâng, em nhận lời”, Mary lí nhí, đỏ mặt đáp.
Kết quả là vào ngày 25/12/1871, thiên tài người Mỹ đã cưới Mary, và họ có ba người con là Marion Estelle Edison, Thomas Alva Edison Jr và William Leslie Edison.
Tuy nhiên, điều không may là sau khi hạ sinh cho Edison cho 3 người con, Marry đã qua đời vào năm 1884.
Sau sự ra đi mãi mãi của người vợ hết mực yêu thương, Edison thường xuyên tới Boston và ở lại nhà một người bạn có tên là Gilliard.
Vào một hôm, Mina Miller, 18 tuổi được mời tới nhà của Gilliard với tư cách là nghệ sĩ piano và là ca sĩ cho buổi tiệc do chính gia đình Gilliard tổ chức. Ngay lập tức, cô gái trẻ đầy tài năng và quyến rũ này đã thực sự “hớp hồn“ Edison.
Trong suốt buổi biểu diễn, Edison đã không ngừng “ dán mắt “ vào Mina. Thời điểm bấy giờ, Mina được mọi người miêu tả với một vẻ đẹp đầy gợi cảm, với mái tóc đen và đôi mắt sáng lấp lánh.
Sau lần gặp đầu tiên định mệnh ấy, hình ảnh Mina luôn xuất hiện trong tâm trí của Edison. Trong một chuyến đi khám phá tới bờ biển Fort Myers – Florida, ông đã nhận thấy nơi đây chính là thiên đường của mình.
Bất giác, Edison bừng lên những suy nghĩ: Phải xây một căn nhà trú đông ở đây và phải cưới Mina…
Mùa hè năm ấy, Edison đã ghé thăm Newyork và tham dự vào buổi gặp mặt thường niên của hiệp hội Chautauqua – người sáng lập hội chính là bố của Mina, Lewis Miller.
Nhanh chóng, Edison tiếp cận Mina, dạy cho cô mã Moóc để có thể liên lạc được khi ông trở về nhà. Và rồi một hôm, Edison có chuyển tới Mina một đoạn mã như sau .– — ..- .-.. -.. -.– — ..- — .- .-. .-. -.– — .
Mina cũng không ngần ngại trả lời với -.– . …
Họ đã trao đổi với nhau những gì vậy?
Đó chính là lời cầu hôn của Edison cho Mina. Thật không giống ai nhưng cũng thật ngọt ngào phải không nào? Hôn lễ sau đó được tổ chức vào ngày 24/2/1886 với sự tham dự của rất nhiều những người nổi tiếng trên khắp mọi nơi.
Mina, một cô gái tài sắc vẹn toàn, luôn luôn là chỗ dựa cho thành công trong tương lai của người chồng. Còn Edison, một bộ não vĩ đại và cũng là một người chồng, người cha rất đỗi tuyệt vời.
Số phận đã đưa 2 con người này đến với nhau theo những cách rất riêng nhưng lại rất đặc biệt. Và hơn hết, thành quả của cuộc hôn nhân hạnh phúc là 3 người con nữa là: Madeleine Edison, Charles Edison (người tiếp nhận công ty sau khi cha qua đời, và sau này được bầu làm Thống đốc bang New Jersey) và Theodore Miller Edison.
Cho đến ngày nay, Edison và Mina vẫn hạnh phúc yên nghỉ bên nhau ở khu vườn tưởng niệm đằng sau ngôi nhà của họ.
Có hàng ngàn du khách mỗi năm đến thăm những công trình nghiên cứu khoa học mà cặp vợ chồng son này đã tạo ra. Và những công trình họ để lại sẽ luôn luôn mang một ý nghĩa đặc biệt cho hậu thế sau này.
Thomas Edison sau đó đã mất ở New Jersey ở tuổi 84. Nhưng từ cuối cùng mà ông nói với vợ là: “Ở ngoài kia trời đẹp quá”.
33 cɦuyêп gia diпɦ dưỡпg ɦàпg đầu Nɦật Bảп kɦuyêп: Ăп 5 tɦực ρɦẩм мỗi пgày để sốпg kɦỏe cả đời
Có rấɫ пɦiềᴜ loại ɫɦực ρɦẩм kɦác пɦαᴜ, мỗi loại đềᴜ cɦứα cɦấɫ diпɦ dưỡпg cɦo cơ ɫɦể. Troпg đó, có пɦữпg loại ɫɦực ρɦẩм пếᴜ biếɫ мà sử dụпg ɦàпg пgày sẽ мαпg ɫới vô vàп côпg dụпg cɦo sức kɦỏe. Đây cũпg là điềᴜ мà các cɦᴜyêп giα diпɦ dưỡпg Nɦậɫ Bảп đã cɦiα sẻ ɫrêп báo cɦí.