Bài học từ câu chuyện dưỡng lão của người phụ nữ 63 tuổi: Không phải cứ về quê là sống an nhàn

Dưỡng lão ở đâu cũng được, quan trọng là bạn phải cảm thấy thoải mái.

14:19 19/06/2023

Bạn có bao giờ nghĩ đến việc chuẩn bị cho kế hoạch nghỉ hưu dưỡng lão của mình không? Khi về già, đa phần chúng ta đều muốn tận hưởng cuộc sống hạnh phúc, an nhàn. Quay về quê nhà ở nông thôn cũng là sự lựa chọn của nhiều người. Thế nhưng không phải cứ ở nông thôn là mặc định phù hợp với cuộc sống dưỡng lão.

Câu chuyện của người phụ nữ 63 tuổi dưới đây sẽ cho bạn nhìn thấy góc nhìn của “người từ thành phố trở về nông thôn dưỡng lão”.

Bài học từ câu chuyện dưỡng lão của người phụ nữ 63 tuổi: Không phải cứ về quê là sống an nhàn - Ảnh 1.

Tôi năm nay 63 tuổi, lương hưu của hai vợ chồng cũng đủ sống an nhàn đến khi nhắm mắt. Trước đây, tôi là bác sĩ nội khoa của một bệnh viện thành phố, chồng là kỹ sư.

Con trai và con dâu đang làm việc ở thành phố lớn, thu nhập rất tốt. Cháu trai cũng đang đi học bán trú nên hiện tại tôi không cần lo lắng gì nữa, cuộc sống rất thoải mái. Thế là tôi và chồng muốn về quê tận hưởng cuộc sống điền viên.

Quê tôi ở một ngôi làng nhỏ, phong cảnh rất đẹp, đặc biệt thích hợp cho người già. Vì vậy, sau khi bàn bạc, chúng tôi quyết định trở về quê nhà. Nhưng ai có thể ngờ rằng mọi thứ lại không như tưởng tượng.

Lên đường về quê dưỡng lão

Tháng 3 năm ngoái, cũng tròn 10 năm bố mẹ tôi qua đời, hai vợ chồng lên đường về nhà. Ngôi làng nhỏ có dòng sông êm đềm chảy ngang, hai bên đường là cánh đồng bông cải dầu nở rộ và những rặng liễu nở hoa đỏ hồng. Tôi đã từng cho rằng trở về quê nhà là lựa chọn đúng đắn nhất.

Bài học từ câu chuyện dưỡng lão của người phụ nữ 63 tuổi: Không phải cứ về quê là sống an nhàn - Ảnh 2.

Đến nơi, tôi mới biết căn nhà gạch tôi gửi tiền xây khi bố mẹ còn sống đã bị anh trai phá bỏ và xây một tòa nhà 3 tầng. Cạnh đó, 2 căn nhà nhỏ của tôi chất đầy đồ lặt vặt. Về nhà, tôi cảm thấy rất ấm áp bởi sự nhiệt tình của anh trai, chị dâu và những lời chào hỏi của hàng xóm láng giềng.

Giờ phút này, được nghe giọng nói quen thuộc của những người xung quanh và nếm được vị ngọt của dòng suối thời ấu thơ, tôi thực sự xúc động. Xa quê đã nhiều năm, điều tôi quan tâm nhất là người dân quê hương, chẳng trách người ta có câu “lá rụng về cội”.

Chúng tôi sửa sang lại căn nhà cũ, nhân tiện xây luôn phòng tắm mới. Mặc dù không về nhà trong nhiều năm, nhưng ngôi nhà vẫn còn nguyên vẹn.

Sau khi chuẩn bị những thứ cần thiết, hai vợ chồng bắt đầu cuộc sống điền viên hằng mơ ước. Buổi sáng thức dậy với tiếng chim hót, sau đó đi dạo trên cánh đồng và hít thở bầu không khí trong lành. Cháo trắng và dưa chua là bữa sáng lý tưởng nhất cho người đã có tuổi.

Chúng tôi bắt đầu tự trồng rau, không những được rèn luyện sức khỏe mà còn được ăn rau tươi. Hai vợ chồng dọn dẹp mảnh đất trước nhà, tuy vất vả nhưng cả hai đều tràn đầy năng lượng và cảm thấy rất vui.

Hóa ra cuộc sống dưỡng lão ở quê không tươi đẹp như tưởng tượng

Sau một thời gian dài, cuộc sống ở quê bắt đầu lộ ra muôn vàn điều bất tiện. Kinh tế trong thôn kém phát triển, muốn mua nhu yếu phẩm hàng ngày phải đi xe lên huyện. Quãng đường rất dài và mất rất nhiều thời gian.

Tôi và chồng cùng trồng rau ở mảnh đất trống trước nhà. Rau lớn nhanh, có thể hái về ăn nhưng lại bị một cụ bà trong thôn hái hết, còn dọa rằng: “Đất này là của tôi, sau này bà đừng trồng nữa”. Thế là tôi phải nhờ các cháu phá bỏ đến đám rau.

Bài học từ câu chuyện dưỡng lão của người phụ nữ 63 tuổi: Không phải cứ về quê là sống an nhàn - Ảnh 3.

Chị dâu cũng bắt đầu nói bóng nói gió: “Chúng tôi đều là người nhà quê, không bằng người thành phố ăn cơm công sở. Về hưu mà vẫn có lương và sống như thần tiên”.

Hỏi ra mới biết chị dâu không bằng lòng vì cho rằng chúng tôi giúp đỡ gia đình họ quá ít, chị chê chúng tôi “không biết cách đùm bọc anh em”.

Ngoài ra, sau khi biết tôi là bác sĩ, người trong làng lũ lượt kéo đến nhờ vả xem bệnh, kê đơn thuốc, thậm chí là đỡ đẻ. Điều này khiến tôi cực kỳ mệt mỏi, mặc dù biết giúp đỡ là chuyện nên làm.

Cuộc sống không mấy êm đềm này trái ngược hoàn toàn với những gì mà vợ chồng tôi mong muốn. Nhưng chuyện xảy ra tiếp theo mới là lý do thực sự khiến chúng tôi “chạy trốn” khỏi nơi tưởng chừng hạnh phúc và yên bình này.

Bài học từ câu chuyện dưỡng lão của người phụ nữ 63 tuổi: Không phải cứ về quê là sống an nhàn - Ảnh 4.

Một ngày nọ, hai vợ chồng lên huyện mua nhu yếu phẩm. Đến khi quay về mới tá hỏa khi thấy nhà bị trộm. Kính bị đập vỡ, nồi cơm mà con trai tôi gửi đã bị lấy cắp, ngay cả mấy lọ gia vị cũng bị lấy trộm...

Lúc đó, tôi hoang mang vì hoài nghi về nơi mình đã sinh ra. Không thể chịu nổi được nữa, hai vợ chồng thu dọn hành lý và rời khỏi làng...

Chưa đầy một năm trở về cuộc sống điền viên, tôi nhận ra rằng: Tình cảm xưa cũ không thể chiến thắng cuộc sống hiện thực. Thời thế đổi thay, ngôi làng nhỏ trong ký ức không còn như thuở ban đầu.

Trên thực tế, từ thời điểm bước ra khỏi ngôi làng nhỏ, khoảng cách giữa bạn và những người hàng xóm đã dần được nới rộng. Bạn rong ruổi ở phương xa, họ ở lại chốn cũ.

Vì vậy, không phải hàng xóm ở quê nhà đã thay đổi, mà phải nói đúng hơn là bạn đã thay đổi! Trải qua nhiều năm trong môi trường sống và vòng tròn mối quan hệ khác nhau, chắc chắn không còn hòa hợp như xưa. Dưỡng lão ở đâu cũng được, quan trọng là bạn phải cảm thấy thoải mái.

Tags:
Cát Phượng phản ứng thế nào khi bị nói 'hết thời', công khai bạn trai Việt kiều để PR?

Cát Phượng phản ứng thế nào khi bị nói 'hết thời', công khai bạn trai Việt kiều để PR?

Mới đây, Cát Phượng thừa nhận: "Tôi hết thời rồi, không ai mời làm gì cả". Tuy nhiên, nữ diễn viên cũng khẳng định không mượn chuyện tình cảm để PR.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất