Bác 80 tuổi buồn bã: Có cả tỷ gửi tiết kiệm, tôi không thiếu thứ gì nhưng tôi muốn mình sớm ra đi.
Hãy cùng nghe câu chuyện của bác Cao, năm nay bác đã 80 tuổi. Vừa tâm sự bác vừa khóc. Bác bảo cho dù có nhiều tiền đến đâu, nhưng khi về già mà không có ai quan tâm, bên cạnh thì sẽ là một thất bại lớn.
15:47 26/10/2022
Hãy cùng nghe câu chuyện của bác Cao, năm nay bác đã 80 tuổi. Vừa tâm sự bác vừa khóc. Bác bảo cho dù có nhiều tiền đến đâu, nhưng khi về già mà không có ai quan tâm, bên cạnh thì sẽ là một thất bại lớn.
Nội dung câu chuyện như sau:
“Tôi tên là Cao, năm nay đã 80 tuổi, tôi là một người quê, điều kiện gia đình không tốt như nhiều người khác. Dù vậy, tôi cũng chẳng bận tâm mấy, tôi quyết tâm làm việc, mong cải thiện cuộc sống của mình. Chính vì vậy, dù làm việc gì tôi cũng luôn dành sự quan tâm và chăm chỉ làm việc hết mình.
Ra trường một thời gian, tôi cũng tìm được một công việc ổn định. Tôi làm việc trong Cục Điện lực, một công việc từ lúc trẻ cho đến khi nghỉ hưu. Hiện tại, tôi đã về hưu và ở nhà. Hàng tháng tôi vẫn nhận được một khoản lương hưu kha khá, tôi cũng không tiêu xài hoang phí, nên tính đến hiện tại tôi đã tiết kiệm được 600 triệu. Vậy nên, vợ chồng tôi không phải lo lắng gì về cuộc sống sau này nữa.
Vợ chồng tôi có một con trai và một con gái, chúng đã lập gia đình. Từ khi đi làm, chúng không hề dựa dẫm vào chúng tôi một chút nào. Bây giờ cũng đã có nhà ở thành phố, còn vợ chồng tôi chọn về quê nghỉ hưu. Thường thì có thời gian rảnh chúng sẽ về nhà thăm chúng tôi.
Hàng ngày vợ chồng tôi thường dọn dẹp sân vườn, chúng tôi còn trồng thêm rau và nuôi một đàn gà. Những việc này cũng chẳng nặng nhọc gì, chúng tôi xem chúng như để giết thời gian. Hơn nữa, rau tự trồng sẽ an toàn, vệ sinh hơn, gà nuôi cũng ngon hơn. Những lúc các con, các cháu về, chúng tôi thường sẽ làm vài con gà để nấu ăn.
Thỉnh thoảng, vào nhiều dịp lễ, chúng tôi thường đi du lịch khắp nơi, tận hưởng cuộc sống an nhàn. Hàng xóm xung quanh đều ghen tị với chúng tôi, họ ghen tị về điều kiện, cũng như sức khỏe. Vì chúng tôi có thể đi khắp mọi nơi, không bị ốm đau.
Nhưng tai nạn vô tình đã ập đến. Một hôm vợ tôi không may tai nạn và không qua khỏi. Thế rồi vợ tôi ra đi mãi mãi.
Sau khi vợ đi, tôi càng sa sút, tâm trạng lúc nào cũng uể oải, không thể nào vui vẻ được. Nhà cửa, vườn tược cũng bị bỏ hoang, gà cũng không được nuôi tử tế nữa. Ngôi nhà trở nên u ám và hoang vắng hơn trước. Tôi thường ở trong nhà cả ngày và không đi đâu. Ngay cả khi hàng xóm rủ tôi đi chơi để thư giãn, tôi cũng từ chối. Vì sau khi vợ mất, tôi cảm thấy mọi thứ xung quanh đều trở nên vô nghĩa.
Chính vì thế mà sức khỏe tôi càng xuống dốc. Tôi không thể ở nhà một mình, nên con trai đã đề nghị đưa tôi lên thành phố sống với nó để tiện chăm sóc. Tôi thầm nghĩ như vậy chắc sẽ tốt, nếu không tôi sẽ rất cô đơn. Đến nhà con trai sẽ có người tâm sự.
Thời gian đầu mới đến, con trai đã rất nhiệt tình chào đón. Con dâu đối xử với tôi rất tốt và chăm sóc chu đáo. Dù làm gì, chúng cũng sẽ nghĩ đến tôi đầu tiên. Tôi cảm thấy mình rất may mắn vì đã có được đứa con dâu tốt như vậy. Kiếp trước tôi chắc phải sống tốt lắm mới có được phước đức này.
Nhưng không có gì là mãi mãi. Khi tôi sống ở đây, con trai và con dâu đối xử với tôi rất tốt. Trong thời gian dài, tôi nhận ra rằng có vẻ chúng không còn thích tôi nữa, mà xem tôi như một ông già tồi tệ.
Thường thì con trai và con dâu sẽ đi ngủ muộn hơn, còn tôi thì đi ngủ sớm hơn. Tội dậy để làm bữa sáng khi chúng còn ngủ, và chúng dậy khi tôi đi ngủ. Chính vì những thói quen hàng ngày khác nhau mà giữa chúng tôi rất ít nói chuyện. Sau một thời gian, chúng phàn nàn về việc dậy sớm của tôi. Chúng cho rằng việc dậy sớm sẽ ảnh hưởng đến việc nghỉ ngơi của chúng. Tôi thấy chúng cả đêm không ngủ, điều này chẳng phải sẽ không tốt cho sức khỏe của chúng sao?
Thỉnh thoảng con trai tôi có rủ đồng nghiệp và bạn bè đến nhà ăn cơm. Nhưng mỗi khi họ đến, tôi thấy con trai tôi luôn tìm mọi cách để đuổi tôi đi. Không muốn tôi ở lại đó và để họ nhìn thấy sự hiện diện của tôi.
Có lần họ đến nhà uống rượu, tôi rất muốn đi vệ sinh, tôi không thể nào chịu đựng thêm nữa. Nhưng khi tôi vừa bước ra, con trai tôi đã nhìn thấy tôi và nó chạy đến bảo:
“Sao bố lại ra ngoài? Mau đi vào, nhìn bộ dạng của bố bạn bè của con sẽ không vui đâu. Con sẽ rất xấu hổ đây. Từ nay trở đi, khi bạn bè con đến, bố đừng ra ngoài nữa, hãy cứ ở yên trong phòng đi”.
Mặc dù, tôi có thể hiểu rằng con trai tôi làm như vậy cũng là để không muốn cho bạn bè mất thoải mái. Nhưng tôi rất khó chịu, dù gì tôi cũng là bố của nó. Cho dù mục đích của nó là gì, tôi cũng thực sự rất thất vọng.
Không chỉ con trai tôi, dần dần tôi phát hiện thái độ của con dâu đối với mình cũng đã thay đổi. Khi tôi mới đến, cho dù tôi có không làm gì, con dâu cũng sẽ không nói điều gì. Nhưng giờ con dâu tôi yêu cầu tôi làm rất nhiều việc. Làm không tốt thì sẽ lập tức lớn tiếng chỉ trích.
Kể cả cháu trai nhỏ cũng vậy, khi tôi tới chơi cùng, nó sẽ luôn cố gắng tạo khoảng cách. Một lần, tôi đang chơi đồ chơi với cháu, chợt nó muốn nghe tôi kể chuyện. Tôi đặt cháu lên đùi và cầm cuốn truyện lên kể cho cháu nghe. Nhưng ai ngờ, đứa cháu nhỏ của tôi khi vừa thấy tôi mở miệng, nó bảo:
“Ông ơi, hôm nay ông không đánh răng sao? Sao lại hôi thế? Bỏ cháu xuống, cháu không muốn chơi với ông nữa”.
Dần dần, tôi cảm thấy mình không còn vui vẻ khi ở nhà con trai nữa. Thậm chí còn trở thành gánh nặng cho con cái. Tôi biết những hành động, cư xử của chúng đối với tôi đều có ý muốn cho tôi biết rằng không muốn tôi ở lại nhà. Nhưng chúng lại chưa bao giờ nói trực tiếp với tôi điều gì. Chính vì thế, tôi mới không thấy thoải mái.
Sau đó ít ngày, tôi chọn rời khỏi nhà con trai, về quê nghỉ hưu. Tôi nghĩ tốt nhất vẫn nên dựa vào chính mình thì hơn. Cho dù tôi già, sức khỏe có yếu, thì cũng chẳng sao, vì tôi có tiền tiết kiệm, có lương hưu hàng tháng. Tôi có thể thuê dễ dàng một người giúp việc, vừa thoải mái, lại chẳng phải phiền phức đến ai.
Tôi vốn nghĩ rằng khi tôi không ở chúng với con trai nữa thì mối quan hệ sẽ dịu lại. Nhưng ai ngờ, sau khi tôi đi, chúng lại càng thờ ơ, thậm chí còn không về thăm tôi. Một lần tôi bị viêm dạ dày, may rằng có người giúp việc đưa vào bệnh viện kịp thời, còn con cái không hề liếc nhìn tôi một cái.
Dù có bao nhiêu tiền tiết kiệm chăng nữa, nhưng xung quanh không có ai ở bên, không có ai quan tâm đến mình, tôi cảm thấy cuộc sống của mình như một sự thất bại và nhiều buồn bã. Có nhiều tiền hơn thì có ích gì? Thật ra, điều chúng ta mong muốn nhất chính là sự quan tâm, yêu thương mà những người thân trong gia đình dành cho mình mà thôi.
4 "пguyêп tắc vàпg" пgười Nɦật áρ dụпg kɦi ăп tối: Đảм bảo kɦôпg bao giờ béo ρɦì, tuổi tɦọ luôп cao
Từ lâᴜ Nɦậɫ Bảп đã пổi ɫiếпg là qᴜốc giα được đáпɦ giá có ɫỉ lệ béo ρɦì ɫɦấρ và ɫᴜổi ɫɦọ cαo пɦấɫ ɫɦế giới. Ngoài пɦữпg lợi ɫɦế ɫừ мôi ɫrườпg sốпg và geп di ɫrᴜyềп ɫɦì пgười Nɦậɫ còп có ɫɦói qᴜeп ăп ᴜốпg và rèп lᴜyệп sức kɦỏe để ɫạo gốc rễ kɦỏe мạпɦ cɦo cơ ɫɦể. Bởi ɫɦể dù ɫɦườпg xᴜyêп dùпg cơм và ɫiпɦ bộɫ vào các bữα ăп cɦíпɦ пɦưпg vẫп có ɫɦể giữ được vóc dáпg ɫɦoп gọп và sức kɦỏe dẻo dαi. Dưới đây cɦíпɦ là 4 ɫɦói qᴜeп ăп ɫối siêᴜ đặc biệɫ củα пgười Nɦậɫ, ɦọc ɫɦeo пɦữпg ɫɦói qᴜeп пày cɦị eм có ɫɦể ɫɦoải мái dùпg ɫiпɦ bộɫ мà kɦôпg sợ bị ɫăпg câп ɦαy giảм ɫᴜổi ɫɦọ.