Bà cụ U70 có sổ tiết kiệm 2,8 tỷ đồng và lương hưu hơn 10 triệu đồng/tháng vẫn thấy khổ: Bị con cái 'rút ruột', ân hận vì chiều con vô lối
Người phụ nữ này hối hận khi bản thân nhận ra quá muộn tầm quan trọng của tiền bạc khi về già.
01:52 27/11/2024
Câu chuyện được chia sẻ trên trang MXH Baidu của Trung Quốc và nhận được sự quan tâm lớn từ phía CĐM.
***
Tôi tên là Lưu Giai (66 tuổi) sinh ra và lớn lên tại một vùng nông thôn nghèo, lạc hậu ở Trung Quốc.
Khi xưa, do muốn thay đổi số phận là người quê nghèo của gia đình nên mẹ tôi đã tìm đến bà mối với hy vọng có thể giới thiệu cho tôi một người chồng người thành phố.
Ngay sau đó, tôi được làm mai với chồng mình, một người có xuất thân tốt, bố mẹ đều làm công nhân nhà máy. Anh ấy hơn tôi 4 tuổi hiện đang có việc làm ổn định.
Lúc đó, cả gia đình tôi đều hết sức vui mừng khi tôi sẽ được gả vào thành phố cho một gia đình có điều kiện như vậy. Tôi cũng hết sức ngạc nhiên và thắc mắc không biết có lý do gì mà họ lại đồng ý một cô con dâu đến từ nông thôn trong khá bình thường như tôi.
Và rồi, sau khi kết hôn tôi mới biết được chân tướng sự việc. Hoá ra, chồng tôi đã từng kết hôn với một người thành phố, cả hai ở bên nhau 2 năm nhưng không có con cái.
Hơn nữa, vợ cũ của anh rất lười biếng, không chịu đi làm cũng thường trốn việc nhà khiến mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu căng thẳng và cuối cùng không chịu nổi nên phải ly hôn.
Sau đó, chồng tôi có được làm mối với vài ba người phụ nữ trong thành phố nhưng đều không ưng, và cuối cùng gia đình họ quyết định về nông thôn chọn một cô con dâu chăm chỉ và hiền lành.
Thời gian đầu khi biết lý do chồng kết hôn với mình khiến tôi rất buồn, tôi thấy như thể mình là một món hàng, chỉ được lấy về để chăm chỉ, phục vụ gia đình.
Tuy nhiên, sau thời gian ở chung tôi phát hiện gia đình chồng rất tốt. Dù đôi khi mẹ chồng có hơi khó tính nhưng cũng luôn quan tâm đến cảm nhận của tôi, chưa bao giờ tỏ ra quá khắc nghiệt.
Sau cưới, tôi nhanh chóng mang thai và sinh được một cậu con trai kháu khỉnh. Từ đó, địa vị của tôi trong gia đình tăng mạnh, bố mẹ chồng và chồng rất yêu thương, chiều chuộng tôi.
Và 2 năm sau, tôi sinh thêm một cô con gái dễ thương cho cả gia đình. So với gia đình bên ngoại, mẹ trọng nam khinh nữ thì tôi thực sự hạnh phúc khi sống ở nhà chồng.
Mẹ chồng dần dần cho tôi chủ sự gia đình, chồng cũng quan tâm, chia sẻ cùng các con ngoan ngoãn mỗi ngày một lớn lên.
Sau khi bố mẹ tôi nghỉ hưu, họ đã sắp xếp cho tôi công việc ở văn phòng tổ dân phố. Mỗi tháng thu nhập tôi cũng khá có thể thoải mái lo cho gia đình nhỏ và bản thân.
Tôi rất biết ơn bố mẹ chồng và hết lòng phụng dưỡng, chăm sóc họ những năm cuối đời.
Sau khi cha mẹ chồng qua đời, cuộc sống của gia đình nhỏ tôi vẫn nhẹ nhàng trôi qua. Dù dần già đi nhưng chồng vẫn hết sức quan tâm và sẻ chia khiến tôi hạnh phúc mỗi ngày.
Biến cố lớn trong đời....
Tuy nhiên, biến cố bất ngờ ập đến khi 5 năm trước chồng tôi ốm nặng và dù đã cố gắng cứu chữa nhưng cũng không thể qua khỏi,
Trước khi qua đời, chồng tôi dặn dò tôi cất số tiền tiết kiệm 800.000 NDT (hơn 2,8 tỷ đồng) cẩn thận, đừng nói với các con để chúng cố gắng làm việc. Đây chính là tiền vợ chồng cùng cố gắng cả đời, chồng muốn tôi cất kỹ để sau tuổi già có chỗ mà dựa vào.
Sau khi chồng qua đời, tôi nghỉ hưu và nhận được hơn 3.000 NDT (khoảng 10,5 triệu đồng) tiền lương hưu mỗi tháng.
Các con đã có lấy chồng, lấy vợ có gia đình riêng nên tôi ở một mình tự do, thỉnh thoảng đi mua sắm, trò chuyện với bạn bè có khi thích lên sẽ tự đi du lịch một mình.
Mọi người thấy tôi sống tự tại nên tỏ ra ganh ghét, nhiều người còn chỉ trích tôi lãng phí. Các con cũng khuyên tôi nên bớt đi du lịch một mình và có thể chuyển đến sống cùng họ để giúp chăm sóc nhà cửa, nấu cơm, chăm sóc các cháu.
Tôi thẳng thắn chia sẻ với các con về số tiền tiết kiệm lớn và mức lương hưu hàng tháng để các con không phải lo lắng cho tôi. Tuy nhiên, đây lại là quyết định khiến tôi ân hận nhất cuộc đời.
Các con khi nghe thấy tôi có khoản tiền tiết kiệm lớn như vậy thì sáng mắt lên, liên tục khen cha mẹ thật giỏi, tiết kiệm được nhiều tiền như vậy.
Ban đầu tôi cũng không nghĩ nhiều, tuy nhiên sau đó bi kịch gia đình tôi bắt đầu diễn ra. Con trai về nhà và xin tôi cho tiền để con đổi nhà mới, to và rộng hơn. Con nói rằng, tôi hãy trả khoản đặt cọc 300.000 NDT (khoảng 1,1 tỷ đồng) trước để các cháu có cuộc sống tốt hơn.
Ngay lập tức, con gái cũng về nhà và nói mình muốn đổi xe, muốn tôi hỗ trợ 100.000 NDT (hơn 350 triệu đồng). Khi ấy tôi vui vẻ đồng ý cho các con với hy vọng các con sẽ có cuộc sống tốt hơn. Tuy nhiên, lòng tham của con người là vô đáy, sau khi xin tiền tôi thành công lần 1, các con liên tục xin lần thứ 2 rồi lần thứ 3.
Sau khi lấy được tiền từ tôi, các con đều cực kỳ hiếu thảo, chăm sóc mẹ tỉ mỉ đến từng chi tiết khiến tôi như được an ủi, cảm thấy hạnh phúc mỗi ngày.
Tuy nhiên, sau khi biết tôi đã tiêu gần hết số tiền tiết kiệm các con lại lật mặt luôn, dần trở nên lạnh lùng, xa cách với tôi.
Không may sau đó tôi bị bệnh, phải phẫu thuật nhập viện và tiêu hết sạch số tiền đang có trong tay. Tôi nhận ra bản thân đã già, phải đến lúc phụ thuộc vào con cháu.
Thế nhưng khi nghe tôi nói muốn đến ở với các con, thì 2 đứa đều lần lượt đưa lý do từ chối tôi, không muốn tôi về ở cùng.
Tôi thấy tức giận và bất lực trước thái độ của con. Tôi quyết định nói với họ không cần ai chăm sóc và hãy thuê một bảo mẫu cho tôi. Tuy nhiên, các con của tôi nói rằng họ không có khả năng chi trả tiền lương bảo mẫu và tiền sinh hoạt phí hàng ngày nên muốn tôi đến viện dưỡng lão.
Con trai tôi tính toán đưa tôi ra tận ngoại thành xa, vì viện dưỡng lão ở đấy rẻ, vừa đủ mới mức lương của tôi mà chúng không cần chu cấp quá nhiều.
Tôi thật sự buồn và tức giận trước trái độ của con đối với mình. Tôi kiên quyết không đến viện dưỡng lão vì tôi biết vào đấy chính là một xã hội thu nhỏ, có rất nhiều vấn đề và tôi không thể sống thoải mái được.
Đối mặt với thái độ thờ ơ của các con, tôi nhận ra tuổi già nhất định không được phụ thuộc vào con cháu mà phải có kinh tế độc lập. Giờ tôi mới hiểu sâu sắc lời dặn của chồng, ân hận khi đã tiết lộ số tiền tiết kiệm cho mình những đứa con ruột của mình.
Triệu đô … cho một chiếc “thẻ xanh” định cư ở Mỹ
Từ khi sắc lệnh di trú của Mỹ mới nhất từ khi ông Trump lên tổng thống, một công ty của Mỹ chuyên về tư vấn định cư tại Mỹ, Canada, EU tại Việt Nam đã tổ chức một cuộc hội đàm về chương trình đầu tư định cư Mỹ EB-5 đã khẳng định: Hiện nay, để vào định cư ở Mỹ thì ít nhất con số đầu tư tăng lên 1,35 triệu USD, thay vì 500.000 USD như hiện tại mới được sở hữu tấm “thẻ xanh”.