Ai mà ngờ "mẹ đẻ" của Wifi lại là người đàn bà mệnh danh "đẹp nhất thế giới" này! Nỗ lực cho nhân loại chưa từng được ghi nhận

Nếu bạn đã từng sử dụng Bluetooth, Wifi hay Google Maps thì bạn nên dành một chút thời gian để gửi lời cảm ơn đến Hedy Lamarr.

14:47 15/11/2022

Hedy Lamarr (tên thật là Hedwig Eva Maria Kiesler, sinh ngày 9/11/1914) là nữ diễn viên nổi tiếng người Mỹ gốc Áo từng được mệnh danh là "người phụ nữ đẹp nhất thế giới". Cô đến với Hollywood vào năm 1937. Tại đây, Lamarr đóng nhiều vai chính trong các bộ phim ăn khách, được đánh giá cao như Algiers (1938), The Strange Woman (1946) và Samson and Delilah (1949).

 Ai mà ngờ mẹ đẻ của Wifi lại là người đàn bà mệnh danh đẹp nhất thế giới này! Nỗ lực cho nhân loại chưa từng được ghi nhận  - Ảnh 1.

Hedy Lamarr là nữ diễn viên nổi tiếng người Mỹ gốc Áo từng được mệnh danh là "người phụ nữ đẹp nhất thế giới".

Ngoài vai trò là một nữ diễn viên, Lamarr còn là một nhà phát minh tiên phong. Không ưa thích những buổi tiệc tùng và giao du với giới Hollywood hào nhoáng, cô đã dành hàng đêm để mày mò, xây dựng và thử nghiệm trong nhà xưởng của mình.

 Ai mà ngờ mẹ đẻ của Wifi lại là người đàn bà mệnh danh đẹp nhất thế giới này! Nỗ lực cho nhân loại chưa từng được ghi nhận  - Ảnh 2.

Những phát minh của cô rất đa dạng, trong đó có thể kể đến một số thứ độc đáo như viên nén có thể hoà tan trong nước và tạo thành món đồ uống có ga thơm ngon, hay một thiết kế cải tiến cho loại đèn giao thông lúc bấy giờ.

Tuy nhiên, phát minh quan trọng và vĩ đại nhất của cô xuất phát từ mong muốn giúp đỡ nước Mỹ giành chiến thắng trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ II. Là một người gốc Do Thái, Lamarr luôn mang trong mình mong muốn giúp Lực lượng Đồng minh đánh bại Đức quốc xã, vì vậy cô đã vận dụng toàn bộ khả năng và óc sáng tạo của mình để tạo ra những thiết bị giúp ích cho quân đội Đồng minh.

Vào thời bấy giờ, một trong những khó khăn lớn nhất mà Lực lượng Đồng minh phải đối mặt là công nghệ dẫn đường cho ngư lôi của họ đã bị phát xít Đức cản trở một cách dễ dàng. Quân đội phát xít đã dùng loại tàu ngầm có khả năng tránh ngư lôi của quân Đồng minh bằng cách gây nhiễu tần số vô tuyến được sử dụng để dẫn đường. Vì vậy, để khắc phục vấn đề này, Lamarr đã đưa ra một giải pháp tài tình: phương pháp chuyển đổi tần số (một phương pháp biến đổi tần số liên tục giúp chúng không bị nhiễu loạn bởi tác nhân bên ngoài).

Nhà sử học Richard Rhodes chia sẻ: "Lamarr hiểu rằng vấn đề của tín hiệu vô tuyến nằm ở chỗ chúng có thể bị gây nhiễu. Tuy nhiên, nếu có cách khiến các tín hiệu radio "nhảy" một cách ngẫu nhiên từ tần số này sang tần số khác, thì thiết bị làm nhiễu của đối phương sẽ không nắm bắt được vị trí của nó".

"Nếu họ cố gắng làm nhiễu một tần số cụ thể nào đó, tín hiệu vẫn sẽ bị ảnh hưởng khi 'nhảy' đến tần số đó, nhưng thời gian sẽ không đến 1 giây".

 Ai mà ngờ mẹ đẻ của Wifi lại là người đàn bà mệnh danh đẹp nhất thế giới này! Nỗ lực cho nhân loại chưa từng được ghi nhận  - Ảnh 3.

 Ai mà ngờ mẹ đẻ của Wifi lại là người đàn bà mệnh danh đẹp nhất thế giới này! Nỗ lực cho nhân loại chưa từng được ghi nhận  - Ảnh 4.

 Ai mà ngờ mẹ đẻ của Wifi lại là người đàn bà mệnh danh đẹp nhất thế giới này! Nỗ lực cho nhân loại chưa từng được ghi nhận  - Ảnh 5.

Điểm khó khăn nhất của kế hoạch là việc dịch chuyển giữa các tần số phải diễn ra trong một thời gian nhất định và đồng bộ với máy phát vô tuyến dẫn đường cho ngư lôi, nếu không nó sẽ bị hỏng và ngư lôi sẽ chệch hướng ngay sau khi được bắn.

Cùng với sự giúp đỡ của nhà soạn nhạc đồng thời cũng là nhà phát minh George Antheil, Lamarr đã xuất sắc vượt qua thử thách này. Bằng năng lực kỹ thuật của mình và kỹ năng cơ học của Antheil, họ đã cùng nhau chế tạo ra thiết bị hoạt động với cơ chế hoạt động tương tự đàn pianola (một loại dương cầm tự chơi) để giữ cho ngư lôi và máy phát trên tàu được đồng bộ hóa trong những bước nhảy của tín hiệu. Đến năm 1942, hai người đã được cấp bằng sáng chế cho phát minh vĩ đại của mình.

Đáng tiếc thay, phát minh của Lamarr đã không được Hải quân Mỹ sử dụng trong Thế chiến thứ II, nhưng nó đã được dùng để truyền tín hiệu vô tuyến trong cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba (1962). Quan trọng hơn, phương pháp chuyển đổi tần số này đã đặt nền móng cho một loạt các công nghệ truyền thông vô tuyến mà chúng ta vẫn sử dụng ngày nay.

Hiện tại, phương pháp chuyển đổi tần số được sử dụng cho công nghệ Bluetooth quen thuộc, đồng thời cũng được sử dụng trong các loại Wifi thời kỳ đầu. Bên cạnh đó, công nghệ này cũng đã đặt nền tảng cho Hệ thống định vị toàn cầu GPS mà chúng ta vẫn thường xuyên sử dụng trên điện thoại thông minh. Điều đó có nghĩa rằng nếu không có bộ óc sáng tạo của Lamarr, thế giới của chúng ta sẽ không được như bây giờ.

Thật không may, vai trò diễn viên quá nổi tiếng đã khiến nhiều người bỏ qua những đóng góp của cô cho công nghệ hiện đại và những nỗ lực để giúp Lực lượng Đồng minh giành chiến thắng trong Chiến tranh thế giới thứ II.

 Ai mà ngờ mẹ đẻ của Wifi lại là người đàn bà mệnh danh đẹp nhất thế giới này! Nỗ lực cho nhân loại chưa từng được ghi nhận  - Ảnh 6.

Từ đó đến nay, Lamarr vẫn chưa chính thức nhận được sự công nhận xứng đáng cho những thành tích của mình.

Tags:
Cục ρɦát wifi đặt ở vị trí пày giúρ sóпg пɦaпɦ gấρ 3 lầп, kɦôпg biết tɦật là ρɦí

Cục ρɦát wifi đặt ở vị trí пày giúρ sóпg пɦaпɦ gấρ 3 lầп, kɦôпg biết tɦật là ρɦí

Đặɫ cục ρɦáɫ wifi ở vị ɫrí ɦợρ lý sẽ giúρ мạпg iпɫerпeɫ kɦôпg dây được ρɦủ rộпg kɦắρ ɫroпg пɦà, có lợi cɦo việc sử dụпg.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất