8 việc nên làm trong ngày Rằm tháng Giêng để cả năm may mắn
Cúng Rằm tháng Giêng 2024 giờ nào đẹp?
21:57 22/02/2024
Theo Chuyên gia Phong thủy - Master Phùng Phương, Rằm tháng Giêng âm lịch (rơi vào ngày thứ Bảy 24/2/2024 Dương lịch) là ngày rằm đầu tiên trong năm, có ý nghĩa tín ngưỡng tâm linh và phong thủy cả năm nên các gia chủ đều chú ý chuẩn bị tươm tất. Trong đó có 3 việc cần làm trong chính ngày Rằm tháng Giêng để cả năm khỏe mạnh, bình an, hạnh phúc, việc làm ăn, kinh doanh buôn bán may mắn, suôn sẻ, thuận hòa...
1. Chọn giờ đẹp bao sái ban thờ, bày biện lễ cúng, lên hương giúp thuận lợi cho việc đón linh khí vào nhà, nguyện cầu dễ linh ứng nhất.
Lưu ý là không chỉ cầu tài lộc, mà cần thành ý cảm tạ tới Phật, Thần linh, Gia tiên vì đã phù hộ cho con cháu năm qua bình an, mạnh khỏe...
Giờ đẹp lên hương ngày Rằm tháng Giêng vào giờ Mão (5-7 giờ sáng).
2. Đi chùa lễ phật, đền, phủ nhằm cầu tài, cầu cho năm mới mọi sự bình an, gặp hung hóa cát... Đồng thời thành tâm sám hối, phóng sinh, làm thiện nguyện để tăng thêm phước đức, phúc phần.
3. Ngày Rằm tháng Giêng là ngày Tiểu cát - rất tốt - mang trực định, có nhiều cát thần chiếu tới nên rất tốt cho các việc khai trương, ký kết hợp đồng, kết hôn, nhập trạch, tu tạo nhà cửa… nhưng cần phải làm vào giờ đẹp 5-7h sáng.
Tham khảo một số thời điểm cúng Rằm tháng Giêng
Theo một số chuyên gia phong thủy thì nếu gia chủ bận rộn không thể lên hương, cúng lễ được thời điểm 5-7 giờ sáng chính Rằm tháng Giêng thì có thể tham khảo thêm các khung giờ sau:
Ngày 14 tháng Giêng (23/2/2024 Dương lịch):
+ Giáp Thìn (7h-9h)
+ Bính Ngọ (11h-13h)
+ Đinh Mùi (13h-15h)
+ Canh Tuất (19h-21h)
Chính Rằm tháng Giêng (24/2/2024 Dương lịch):
+ Ất Mão (5h-7h)
+ Mậu Ngọ (11h-13h)
+ Canh Thân (15h-17h)
+ Tân Dậu (17h-19h)
Lưu ý:
Chính Rằm tháng Giêng 2024 có 3 khung giờ đại cát:
- Giờ Mão (5h-7h) - Rất tốt cho khởi sự mới, tiến hành các nghi lễ cầu cúng linh thiêng, sau này làm việc gì cũng được quý nhân tương trợ, nâng đỡ, thành công đến bất ngờ ngoài mong đợi.
- Giờ Ngọ (11h-13h) – Được cho là thời điểm Phật giáng thế, nghiệm chứng lòng thành cho gia chủ, giúp công việc làm ăn phát triển, khó mấy cũng qua, tài lộc vật chất đong đầy, cuộc sống sung túc, bình an, hạnh phúc viên mãn.
- Giờ Thân (15h-17h) - Rất tốt cho khởi sự, mưu sự thuận lợi, nhất là việc kết hôn, thành gia lập thất lại càng viên mãn.
Thắp mấy nén hương?
Thắp hương là một phần trong các nghi thức - nghi lễ cúng Rằm tháng Giêng, là một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Việt, thể hiện lòng thành kính tới chư Phật, Thánh thần, Tổ tiên vì đã phù hộ cho con cháu.
Tuy nhiên có nhiều người còn thắc mắc ngày Rằm tháng Giêng cần thắp hương sao cho đúng?
Theo Chuyên gia phong thủy - Master Phùng Phương, ngày Rằm tháng Giêng (và ngày sóc, vọng) thường thắp 3 nén nhang có ý nghĩa: Tâm nhang (lòng thành gia chủ); Giới nhang (vâng theo lời dạy của đức Phật); Định nhang (tuyệt đối không thay lòng đổi dạ).
Theo đạo Phật, 3 nén tâm hương còn được gọi là Tam Bảo hương (Tam Bảo chính là Phật, Pháp, Tăng. Trong đó Pháp chính là kinh Phật, còn Tăng là người xuất gia). Con số 3 còn có quan niệm khác là Tam giới (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới), Tam thời (Quá khứ - Hiện tại - Vị lai), Tam vô lậu học (Giới - Định - Tuệ).
Quan trọng là các gia chủ cần lựa chọn hương an toàn làm từ các thành phần tự nhiên để không gây hại cho sức khỏe mình và người thân. Các công ty phong thủy đều tự đặt hàng riêng cho hương tài lộc làm thủ công từ bột hương trầm và các thảo mộc tự nhiên, kết hợp nhựa trám có hương thơm đặc biệt, tạo cho mọi người xung quanh có cảm giác dễ chịu, an lạc, đem lại phúc khí, chiêu đón cát lành.
Ngoài ra loại hương này còn có các ưu điểm khác như khói nhang ít nhưng hương lan tỏa mà không làm ố vàng trần nhà. Đặc biệt hương này mang theo dương khí mạnh, giúp đẩy lùi tà khí, thanh lọc không gian thờ tự.
Lưu ý tham khảo thêm về mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng
Cúng Rằm tháng Giêng có ý nghĩa tín ngưỡng tâm linh và phong thủy cả năm, nên các gia chủ cần chuẩn bị tươm tất. Các lễ vật cúng Phật, Thần linh, Gia tiên dưới đây chỉ để tham khảo, tùy tín ngưỡng, tập quán vùng miền mà thay đổi cho phù hợp (cỗ chay hay mặn tùy tâm), quan trọng nhất là tâm thành, và có 3 mâm cỗ:
1. Mâm cỗ chay (hương, hoa, quả, trầu cau, đèn, nến) dâng cúng Phật.
2. Mâm cỗ mặn dâng cúng Thần linh, Gia tiên (cũng gồm có hương hoa quả, trầu cau đèn nến vàng mã… và đồ cúng mặn).
3. Mâm cúng ngoài trời: Mâm lễ này nhằm tạ ơn Phật, Trời đất, Thánh thần, các anh hùng dân tộc…
Mâm cúng ngoài trời nếu không có sân thì có thể bày giữa nhà, sân thượng. Đồ cúng theo hướng dẫn của Phong thủy Phùng Gia gồm có:
- Gà trống luộc
- 1 miếng thịt dê hấp
- Mâm ngũ quả theo mùa.
- Hoa tươi.
- 3 chén rượu, trắng đỏ vàng, hoặc rượu vang
Mã vàng gồm (99 thuyền vàng 99 thỏi vàng, 99 lá vàng). Lưu ý là không dùng tiền mã âm phủ.
Đặc biệt có món bánh trôi và trôi nước - hàm ý mong cầu mọi việc cả năm may mắn, hanh thông, trôi chảy, thuận lợi...
Nam thần Việt cưới vợ đại gia hơn 4 tuổi, rời showbiz, giờ bán sầu riêng, cuộc sống ra sao?
Từng là nam thần đình đám, nhưng vài năm trở lại đây, Bình Minh tạm rời showbiz để làm kinh doanh.