7 cách 'hỏa tốc' cứu món ăn bị mặn của siêu đầu bếp, rất đơn giản ai cũng làm được

Cho nhiều muối vào đồ ăn, không chỉ làm thức ăn bị mặn, mất ngon mà quan trọng hơn là nó còn cực kì gây hại cho sức khỏe, nhất là đối với những người từ sau 40 tuổi.

13:41 14/10/2023

Đã có rất nhiều lần các chuyên gia y tế kêu gọi mọi người hãy ăn ít muối, tập ăn nhạt thay vì thích khẩu vị mặn. Đặc biệt đối với những người dân ở miền Bắc nước ta thường có thói quen ăn 'đậm đà' với rất nhiều muối. Đó cũng là lý do dẫn tới hàng loạt bệnh nghiêm trọng như tăng huyết áp, tim mạch, mỡ máu.

Hãy ăn nhạt, đó là bài học đầu tiên! Vậy nếu lỡ cho nhiều muối vào món ăn rồi thì làm sao để 'chữa cháy'. Mình sẽ chỉ cho các mẹ những cách rất hay nhé, mấy cách này mình vừa đọc được trên báo đấy!

Dùng chanh tươi

Lưu ý, không sử dụng chanh để "giải cứu" những món có thành phần sữa vì sữa gặp chanh sẽ kết tủa.

hình ảnh

Bạn có thể dùng chanh tươi để giảm vị mặn của món ăn. Hãy lấy 1/2 hoặc 1 thìa nước cốt chanh và cho vào các món canh, kho có nhiều nước. Nước chanh sẽ giúp giảm bớt vị mặn mà không ảnh hưởng đến hương vị đặc trưng của món ăn.

Dùng giấm

Chỉ cần một lượng giấm gạo nhỏ cũng có thể trung hòa vị mặn của món ăn. Bạn cần cho giấm từ từ, vừa thêm vừa nếm lại, khi thấy vừa miệng thì dừng. Đừng cho quá nhiều giấm kẻo làm ảnh hưởng đến hương vị của món ăn.

Sữa chua không đường

Nếu không có chanh hay giấm, bạn có thể sử dụng sữa chua không đường để giảm độ mặn của món ăn. Hãy thêm 1 - 2 muỗng cà phê sữa chua không đường vào, khuấy đều. Lưu ý, không dùng sữa chua cho đồ ăn nóng.

Khoai tây sống

Khoai tây sống hút muối rất hiệu quả. Khi món ăn bị mặn, bạn có thể lấy vài lát khoai tây cho vào nồi trong ít nhất 15 phút, đến khi dùng bữa thì vớt khoai tây ra. Cách này phù hợp với cả món canh, món kho và món xào.

hình ảnh

Mật ong

Mật ong có vị ngọt tự nhiên, giúp làm dịu vị mặn và tăng hương vị cho món canh, món kho hay món súp. Bạn chỉ cần thêm vài thìa mật ong nhỏ vào món ăn là được. Nếu không có mật ong, hãy sử dụng đường.

Cà chua

Bạn có thể cho cà chua cắt lát vào nồi thức ăn, để khoảng 15 - 20 phút. Vị chua tự nhiên của nó sẽ làm dịu đi vị mắn. Khi dùng bữa, bạn mới cần vớt cà chua ra.

Lòng trắng trứng

Khi món canh, món súp bị mặn, bạn có thể thả lòng trắng trứng gà hoặc trứng vịt vào nồi trong khoảng 5 phút rồi vớt ra. Cần lưu ý, cần để nguyên lòng trắng trứng, không nên đánh tan.

hình ảnh

nước

Cách này phù hợp với các món canh, súp, lẩu. Khi món ăn bị mặn, bạn có thể khắc phục bằng cách đổ một ít nước lọc vào để trung hòa, làm dịu đi vị mặn. Sau đó, bạn nêm nếm lại bằng các gia vị thông thường như bột ngọt, bột nêm, tiêu, ớt, để điều chỉnh vị theo sở thích của mình.

Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, người trưởng thành chỉ nên ăn dưới 5g muối/người/ngày. Hiện nay trung bình người trưởng thành Việt Nam tiêu thụ khoảng 9,4g muối/ngày, nhiều gấp khoảng 2 lần so với khuyến cáo.

Chế độ ăn nhiều muối tích tụ lâu tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm tiềm tàng, đặc biệt, bệnh cao huyết áp đang dần xuất hiện nhiều ở người dưới 40 tuổi. Khi còn trẻ, cơ thể khỏe mạnh nên nhiều người không nhận thức tác hại của ăn mặn. Cần nâng cao ý thức và thực hiện ăn giảm mặn sớm để bảo vệ sức khỏe cho hiện tại và tương lai.

Đối với trẻ em dưới 5 tuổi chỉ nên ăn một nửa lượng muối ăn vào hằng ngày so với mức khuyến nghị cho người trưởng thành. 

Trẻ dưới 1 tuổi thì không nên cho gia vị chứa muối vào thực phẩm khi chế biến thức ăn bổ sung cho trẻ. Tập cho trẻ ăn nhạt từ lúc ăn dặm vì chế độ ăn từ lúc nhỏ ảnh hưởng rất nhiều đến sự hình thành vị giác của trẻ. 

Tags:
Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất