5 thực phẩm dù mọc mầm vẫn ăn đươc, giá trị dinh dưỡng thậm chí cao hơn bình thường
Củ gừng rất dễ nảy mầm nhưng vẫn có thể sử dụng được.
04:37 05/02/2024
Gừng
Có điều mùi vị của gừng khi mọc mầm sẽ không được thơm bằng ban đầu. Bên cạnh đó, dinh dưỡng của nó sẽ mất đi một chút. Nhìn chung không có ảnh hưởng quá lớn khi dùng.
Để bảo quản gừng bạn nên đặt ở nơi tối và thoáng mát để làm chậm thời gian nảy mầm. Bên cạnh đó, nên cẩn thận tránh ăn gừng thối bởi gừng thối chứa safrole, một chất có độc tính cao.
Tỏi
Sau khi mọc mầm, tỏi không đổi màu sắc hay có độc tố vì vậy hoàn toàn có thể ăn được. Thậm chí, giá trị dinh dưỡng của tỏi mọc mầm còn cao hơn cả lúc đầu vì chúng chứa chất oxy hoá cao hơn tỏi tươi.
Để bảo quản tỏi bạn nên để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.
Đậu tương
Đậu tương sau khi nảy mầm thì hàm lượng protein và chất béo giảm và hàm lượng vitamin C, canxi, chất xơ tăng lên. Bên cạnh đó nó không chứa axit phytic (axit phytic là chất kháng dinh dưỡng làm suy giảm sự hấp thụ sắt, kẽm, canxi, dẫn đến tình trạng thiếu hụt chất khoáng).
Để bảo quản đậu tương bạn nên phơi thật khô, bảo quản trong bình thuỷ tinh, làm sao để ít không khí lọt vào trong bình rồi vặn chặt nắp bình lại và để ở nơi thoáng mát.
Hạt sen
Khi nảy mầm, chất lượng dinh dưỡng và các lợi ích tuyệt vời của hạt sen được tăng lên. Đồng thời, hàm lượng alkaloid phenolic trong tâm sen cũng nhiều hơn, giúp cơ thể thanh nhiệt, làm dịu cơn đau, cầm máu tốt hơn.
Để bảo quản hạt sen sau khi mua về bạn đem phơi nắng cho khô giòn rồi cất vào lọ thuỷ tinh dùng dần. Một cách khác là cho hạt sen vào túi hút chân không hoặc hộp chuyên dụng để vào tủ đông.
Gạo lứt
Gạo lứt nảy mầm sẽ chứa nhiều chất dinh dưỡng như axit gamma-aminobutyric (chất giúp ức chế truyền tín hiệu thần kinh và làm tăng sự tổng hợp protein và hormone tăng trưởng. Đồng thời giúp cải thiện chất lượng tế bào não), oryzanol (có tác dụng ngăn ngừa và điều trị đường tiêu hoá, giảm lo âu, đau bụng kinh nguyên phát ở phụ nữ).
Chưa hết, trong hạt gạo lứt đã nảy mầm sẽ kích thích hoạt động số lượng lớn nguồn enzyme như phytase, magie và các khoáng chất khác giúp cơ thể dễ tiêu hoá và hấp thụ chất dinh dưỡng hơn.
Để bảo quản gạo lứt bạn nên ăn trong vòng 6-12 tháng và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Dọn nhà cuối năm nhớ "3 vứt - 3 giữ": Không lo tiền tài hao tán, lại hút được vận may
Bát đũa là vật dụng chúng ta dùng trực tiếp để đựng thực phẩm và phục vụ ăn uống.