2 kiểu báo hiếu giả tạo của con cháu, bề ngoài cha mẹ tưởng hưởng phúc, nhưng nội tâm rất khổ sở
Những dịp cuối tuần, cha mẹ cực kỳ mong chờ con cháu quây quần cùng mình và gia đình để trò chuyện, tận hưởng bữa cơm ấm cúng.
15:13 21/10/2023
Đầu tiên, những "chuyến thăm" bòn rút khiến cha mẹ kiệt sức
Người già ra chợ mua rau, cá, thịt về nấu nước để chờ đợi sự xuất hiện của con cháu. Sau khi con cháu đến ăn uống vui vẻ thì ra về sẽ kiểm tra xem có thứ gì không để mang đi.
Cha mẹ cảm thấy có trách nhiệm về mặt tình cảm đối với hạnh phúc và kinh tế của những người thân yêu, ngay cả con cái đã trưởng thành. Mối nguy hiểm của cha mẹ chính là con cái trưởng thành biến sự thao túng tinh vi đó thành lạm dụng tài chính hoàn toàn.
Để có một lực lượng lao động trẻ ở thành phố với nhu cầu mua nhà cao. Hầu hết sau vài năm thì họ có thể tích lũy được số tiền nho nhỏ đó để mua nhà, sau đó yêu cầu cha mẹ bán đất, nhà ở quê, vay ngân hàng để họ mua nhà thành phố.
Việc này không sai, nhưng sai ở chỗ là con cái mặc nhiên đổ hết gánh nặng tiền bạc lên vai cha mẹ.
Về nhà giúp cha mẹ được nhiều việc, mua quà, biếu cha mẹ ít tiền. Đó mới chính là sự tôn kính.
Khiến cha mẹ sống kiểu bảo mẫu
Việc để cha mẹ về sống với mình chính là biểu hiện của sự hiếu thảo. Nhưng nếu ép cha mẹ chăm sóc cháu như bảo mẫu thì đó là điều không nên. Đã vất vả nuôi con cả đời, về già lại còn chăm cháu chắt, điều này sao gọi là hiếu thảo được?
Con cái nên tôn trọng sở thích của cha mẹ, để họ lựa chọn con đường đúng đắn mà mình muốn. Chăm sóc trẻ cần sức lực, thời gian. Người trẻ chăm con đã mệt thì người già còn vất vả hơn. Trừ khi cha mẹ thực sự muốn, còn không đừng trói buộc cuộc sống của họ.
Lòng hiếu thảo chân chính không chỉ giới hạn ở hình thức mà còn khiến cha mẹ cảm thấy cuộc sống của mình thật thú vị.
Khổ trước sướng sau: 4 tuổi được ăn lộc muộn, sống hiền lương về già giàu sụ
Những người không ngừng nỗ lực và sáng tạo sẽ tìm được giá trị của riêng mình trong cuộc sống.