10 thói quen cần tránh trước khi lên máy bay, nghe đơn giản nhưng ai cũng có thể mắc phải và bị lỡ chuyến

Dù là người đi máy bay như đi chợ hay lần đầu tiên đặt chân đến sân bay, tham khảo 10 sai lầm cần tránh dưới đây đều không thừa chút nào.

00:52 28/12/2024

1. Đặt hết giấy tờ quan trọng vào một chiếc túi nhỏ

© Illustrated by Yekaterina Ragozina

Bạn có thể nghĩ nếu cho những giấy tờ quan trọng nhất vào túi nhỏ thì sẽ dễ mang theo bên mình. Đúng vậy, nhưng nó cũng rất dễ bị bỏ lại trên xe taxi hay ghế chờ ở sân bay. Vì thế đừng xách lỉnh kỉnh nhiều chiếc túi mà hãy chọn lấy 1 balo có kích cỡ vừa vặn, sau đó dành hẳn 1 ngăn riêng cho các loại giấy tờ như hộ chiếu, vé, thẻ lên máy bay... Ngoài ra, nên chia tiền ra nhiều phần nhỏ và đặt "rải rác", nhằm tránh trường hợp mất hành lí là mất "trắng tay" nhé.

2. Bạn "mù đường" tới sân bay hoặc không nắm rõ tình hình giao thông

© Depositphotos

Trước mỗi chuyến bay có rất nhiều việc cần nhớ nhưng cũng đừng quên thuộc nằm lòng đường tới sân bay và các loại phương tiện lưu thông đến đó. Điều này đặc biệt quan trọng khi chu du ở nước ngoài.

Ở một số nơi, tuyến đường ban đêm có thể tạm bị đóng cửa hoặc không có đèn đường, khiến tài xế chọn đường vòng và làm bạn mất nhiều thời gian hơn so với dự tính. Ngược lại, nhiều thành phố hiện đại có tàu điện kết nối với sân bay, nếu bạn mang nhiều hành lí thì đây là một sự lựa chọn lí tưởng.

3. Bạn là "thánh giờ dây thun"

... và thường phải trả giá đắt cho việc không sắp xếp thời gian hợp lí. Hãy nhớ là chúng ta nên có mặt ở sân bay ít nhất 2-3 tiếng trước khi bay.

© Depositphotos

Nhưng cũng đừng đến sớm quá vì khả năng cao là bạn sẽ nhàm chán và bắt đầu dạo chơi khắp các cửa hàng miễn thuế, quầy ăn uống... đến quên cả giờ giấc. Nếu bạn cảm thấy chuyện thu xếp thời gian quá phiền thì hiện tại cũng có nhiều app trên điện thoại giúp ta lo liệu. Chúng nhắc bạn khi nào cổng bay đã mở. Trong trường hợp bạn check-in từ trước thì việc đến sân bay 1,5 giờ trước khi máy bay cất cánh vẫn hoàn toàn ổn, không cần quá lo.

4. Bạn chẳng thèm check-in online

© Depositphotos

Nhiều hãng bay đã cho phép hành khách check-in trực tuyến và họ sẽ rất biết ơn nếu bạn làm vậy (giúp hãng tiết kiệm chi phí vì không cần thuê nhiều nhân viên). Hơn nữa đối với hành khách thì cũng hoàn toàn giúp tiết kiệm thời gian quý báu. Một số hãng bay giá rẻ như Wizz Air của Hungary còn phạt hành khách 30 euro (hơn 770 nghìn đồng) nếu "ngoan cố" không check-in trực tuyến.

5. Ngủ qua đêm ở sân bay

© The Terminal / DreamWorks Pictures

Ý tưởng này chỉ xuất hiện đối với những ai đi du lịch bụi và muốn tiết kiệm tối đa chi phí. Nhưng nếu bạn muốn tham khảo ý kiến của "người đi trước" thì trang Bright Side cho biết nó rất tệ trong hầu hết trường hợp. Ngủ ở sân bay vẫn được nhưng hôm sau thì cả người đau nhức và uể oải.

Biện pháp là tham khảo một số phòng nghỉ trong hoặc gần sân bay. Nếu phải nghỉ lại sân bay thì xem xét Departure lounge của vé hạng nhất. Departure lounge chính là một khu vực trong sân bay, nơi mà hành khách chờ đợi trước khi lên máy bay.

6. Trả thêm tiền "oan uổng" cho hành lí quá cân

© Depositphotos

Nói oan uổng vì bạn hoàn toàn có thể cân hành lí trước ở nhà cơ mà. Chuyện này tưởng đơn giản nhưng hàng triệu hành khách vẫn quên hoặc quá chủ quan về khả năng ước lượng của mình. Nhưng có thể bạn thừa biết: bất kì sự "tắc trách" nào đều phải trả giá bằng tiền! (Lưu ý nhỏ: Một số sân bay có thể đặt cân cho hành khách kiểm tra lại trọng lượng hành lý của mình với một khoản thu phí nhỏ. Nhớ tận dụng khi cần thiết nhé).

7. Quấn băng quấn màng hành lý như "xác ướp"

© Illustrated by Yekaterina Ragozina

Câu hỏi là lỡ như bạn cần lấy nhanh đồ dùng trong vali thì phải làm thế nào? Vậy nên lời nhắn đến các hành khách nào có ý định niêm phong hành lý bằng băng dính hay màng bọc thì quên ngay đi! Bạn có thể dùng khóa để giúp hành lý an toàn hơn. Nếu sợ bị bẩn thì hãy mua thêm túi bọc vali - dù chúng khá dễ rách. Tốt nhất là chọn loại vali mà bạn có thể dễ dàng làm vệ sinh.

8. Bạn "đâm đầu" vào 2 quầy check-in đầu tiên

© Depositphotos

Và thế là bạn chạm trán với một dòng hành khách "siêu to khổng lồ" luôn. Nếu có thể, hãy đi xuống phía dưới để được check-in ở quầy vắng hơn. Điều này cũng giống lúc tính tiền khi đi siêu thị vậy. Lý thuyết là thế còn trên thực tế hãy chú ý quan sát, thấy chỗ nào ổn là xông vào ngay.

Ngoài ra khi qua cổng kiểm tra an ninh, hãy đặt áo khoác ở 1 khay riêng và các vật dụng lỉnh kỉnh còn lại (đồng hồ, ví tiền, điện thoại...) trên 1 khay riêng. Lí do vì nhiều người có thói quen đặt áo khoác phủ lên các vật dụng khác và lúc nào họ cũng bỏ lại một thứ gì đó cho sân bay làm kỉ niệm.

9. Bạn "phè phỡn" sau khi kiểm tra an ninh xong

© Depositphotos

Lúc này, khả năng cao là bạn sẽ dạo chơi ở những cửa hàng miễn thuế. Tuy nhiên ở các sân bay như Milan (Ý) hay Thessaloniki (Hy Lạp), nơi kiểm tra thị thực được đặt phía sau các hàng miễn thuế cơ. Ngạc nhiên chưa? Nhiều hành khách đã từng trải quả cảm giác ấy và họ... lỡ chuyến!

Bài học rút ra là hãy đến cổng bay từ sớm và kiểm tra xem mình đến đúng cổng và các thông tin đã chính xác hay chưa... Sau đó cũng nên quan sát màn hình và lắng nghe thông báo, đề phòng chuyến bay đổi cổng vào phút chót.

10. Ăn đồ đặc sản vào phút cuối

© Illustrated by Yekaterina Ragozina

Trước khi lên máy bay về nước, một số hành khách lại nảy ra ý định muốn đánh chén đặc sản địa phương một lần sau cuối. Điều này có thể gây bất tiện cho hệ tiêu hóa của bạn, thậm chí gây nguy hiểm đến sức khỏe nếu thức ăn không được chế biến kĩ và chứa mầm bệnh. Khi bạn lên máy bay ở giữa bầu trời, tình trạng sức khỏe không tốt sẽ là rắc rối kinh khủng bậc nhất mà không ai muốn trải qua.

Với 10 thói quen xấu cần tránh và những mẹo nhỏ khắc phục mà chúng ta vừa điểm qua ở trên, hy vọng từ giờ bạn sẽ có những chuyến bay thật thuận lợi và bình an.

Tags:
Công cha như núi Thái Sơn”. Tình yêu ᴛнươnɢ của cha dành cho con cái là vô bờ bến

Công cha như núi Thái Sơn”. Tình yêu ᴛнươnɢ của cha dành cho con cái là vô bờ bến

Công cha như núi Thái Sơn”. Tình yêu ᴛнươnɢ của cha dành cho con cái là vô bờ bến. Dù con cái có đi xa tới đâu, sống tốt hay không, ʟòɴg cha vẫn luôn ở bên con.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất