Thổ Nhĩ Kỳ “dọa” rời NATO nếu bà Hillary Clinton trở thành Tổng thống Mỹ
Trong những tuyên bố gần đây của giới lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã chỉ ra, ngày cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton được bầu làm Tổng thống Mỹ sẽ là lúc sợi dây liên kết mong manh giữa Ankara và NATO bị cắt đứt.
14:27 24/10/2016
Nếu điều này trở thành sự thật, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ sớm tạo dựng một liên minh vững chắc với Nga, điều đồng nghĩa với việc Washington đối đầu với Moscow, cũng không khác gì đối đầu trực tiếp với Chính phủ của Tổng thống Erdogan.

Trung tuần tháng 10, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã chỉ trích phát ngôn của ứng viên Tổng thống đảng Dân chủ Hillary Clinton, khi bà nói, sẽ tiếp tục hỗ trợ vũ trang cho PYD (Đảng Liên minh Dân chủ người Kurd ở Syria) và YPG (Lực lượng Bảo vệ Người Kurd) – vốn là những tổ chức chính trị của người Kurd mà từ lâu trở thành mối đe dọa của Thổ Nhĩ Kỳ. Tờ CBS News gọi phát biểu của bà Clinton giống như một “đòn đâm sau lưng Ankara” bởi một điều rõ ràng hai nước vẫn luôn là đồng minh thân thiết từ trước đến nay. Từ điều này, AP dự đoán sẽ có một phản ứng cứng rắn được phát ra từ Thổ Nhĩ Kỳ, nếu như bà Clinton trở thành Tổng thống nước Mỹ vào nhiệm kỳ tới.
Sự không vừa lòng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và bà Clinton không chỉ đơn giản ở vấn đề cung cấp vũ khí và hậu thuẫn công khai cho người Kurd ly khai và hình thành quốc gia riêng độc lập. Người ta nhớ, trước đó, khi còn làm việc ở Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, bà Clinton vẫn thường thúc giục, để thiết lập một “vùng cấm bay” ở Syria, ngoài ra bà lưu ý có thể làm điều này ở cả biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ/Syria – nơi lực lượng người Kurd chiếm đóng ở cả hai bên biên giới. “Chúng ta phải tìm ra cách để, nếu có thể, tạo nên một Mùa xuân Ả rập lần hai”, bà Hillary Clinton phát biểu ngày 19/11/2015, sau khi Nga bắt đầu chiến dịch ném bom ở Syria hồi tháng Chín…
Kể từ sau cuộc đảo chính ngày 15/7, quan hệ Mỹ-Thổ đã trở nên vô cùng căng thẳng khi Washington bị cáo buộc hậu thuẫn cho phong trào của giáo sĩ lưu vong Fethullah Gulen để hạ bệ Chính phủ Erdogan. Ankara từng không ít lần cáo buộc CIA là bên khởi xướng mọi việc và nếu như không có Moscow báo tin trước về cuộc đảo chính, mọi thứ giờ đây có lẽ đã nằm trong tầm kiểm soát của Mỹ. Bởi vậy, kể từ sau thời điểm 15/7, Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng cường sự phòng vệ trước Mỹ, và giới lãnh đạo hiểu lý do tại sao việc người Kurd với Washington hậu thuẫn sau lưng sẽ trở thành mối đe dọa khủng khiếp đối với họ. Chỉ một ngày sau cuộc binh biến ở Thủ đô Ankara, Mỹ đã ngay lập tức thông qua một gói viện trợ quân sự trực tiếp trị giá 415 triệu USD cho các lực lượng người Kurd ở đây. Hai ngày sau, Mỹ cho biết sẽ thiết lập 5 căn cứ quân sự ở khu vực người Kurd ở Iraq.
Chuyên gia Eric Zuesse nêu quan điểm, đây có thể không phải vì “tình cảm lớn” dành cho người Kurd, hay để phục vụ cho mục tiêu chống IS mà ẩn giấu một mục tiêu khác. Hơn bất kỳ ai, Tổng thống Barack Obama khẳng định muốn bà Hillary Clinton sẽ trở thành Tổng thống tiếp theo của nước Mỹ. Bởi một khi trở thành người kế nhiệm, bà sẽ là người kế thừa lại mọi di sản để lại, từ vấn đề Trung Đông, cô lập Nga và Trung Quốc cho đến TPP.
Trong cuộc hội đàm song phương diễn ra trung tuần tháng 10, Tổng thống Erdogan và người đồng cấp Putin đã cùng ký kết thỏa thuận thiết lập đường ống đưa khí đốt từ Nga qua Thổ Nhĩ Kỳ, sau đó sẽ phân phối ra khắp châu Âu, bên cạnh việc “bình thường hóa quan hệ” hai nước. Nó là minh chứng cho thấy một sự đối đầu rõ ràng của Ankara khi lựa chọn ngả về phía Moscow và ngày tháng rời NATO của Thổ Nhĩ Kỳ có thể không còn xa.

Thực hư tin Tổng thống Trump miễn visa cho công dân châu Á vào Mỹ
Nhiều người châu Á đã cảm thấy rất phấn khích vì thông tin cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump miễn phí cấp visa tới Mỹ.
-
Có 1 thứ phụ nữ ngoại tình rất "thèm", chồng cũng không thể đáp ứng được
-
Cụ ông để lại di chúc căn nhà 12 tỷ ở Sài Gòn cho người nghèo che mưa nắng dù có vợ con đuề huề
-
‘Trí khôn’ của tiệm phở tại sân bay Tân Sơn Nhất, khách phải trả 195.000đ/ 1 tô mà không nói được gì
-
Nỗi lo ông Trump trở lại Nhà Trắng phủ bóng châu Âu
-
Ông Trump gây thắc mắc khi kể chuyện về kẻ đánh bom hàng loạt
Tổng thống Donald Trump gây chú ý khi tuyên bố John Trump, chú của ông, từng là thầy của kẻ đánh bom hàng loạt Ted Kaczynski.
-
Bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 12 khóa 13
Chiều 19/7, Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban chấp hành Trung ương khóa 13 sau hai ngày làm việc.
-
Mỹ thả toàn bộ người Venezuela bị giam ở 'siêu nhà tù' El Salvador
Washington cho phép 250 công dân Venezuela bị giam ở El Salvador được hồi hương, đổi lại Caracas trả tự do cho 10 người Mỹ.
-
Cua 'siêu gạch' châu Âu về Việt Nam giá rẻ kỷ lục
Cua nâu đông lạnh từ Ireland và Na Uy đang được nhiều cửa hàng bán với giá 200.000-300.000 đồng một kg, rẻ nhất từ trước tới nay.
-
Tại sao nên đặt tờ giấy vào cửa tủ lạnh khi trời nắng nóng?
Khi nhiệt độ ngoài trời tăng cao, một bài kiểm tra đơn giản với tờ giấy có thể giúp bạn tiết kiệm tiền điện và bảo vệ thực phẩm.
-
‘Tước quốc tịch’ – nỗi lo của người nhập cư
Mấy hôm nay truyền thông Mỹ xôn xao về một sự việc chưa từng có tiền lệ: ông Donald Trump, tổng thống Mỹ, đòi thu hồi quyền công dân (tước quốc tịch) bà Rosie O’Donnell, một nữ nghệ sĩ hài có tên tuổi, sau khi bà lên tiếng chỉ trích đạo luật “To, Đẹp” (Big Beautiful Bill) mà ông vừa ký ban hành.
-
Sự thật về mối quan hệ sugar baby
Các "sugar baby" là bạn gái hay gái mại dâm? Nhiều người đang đi trên ranh giới mong manh giữa hai khái niệm này.
-
Ba nguyên tắc làm giàu của Warren Buffett
Theo Warren Buffett sự giàu có không đến từ việc làm cật lực, mà từ ba nguyên tắc cốt lõi: kết nối đúng người, tập trung đúng việc và tạo ra giá trị không thể sao chép.
-
Người nước ngoài ngạc nhiên với thói quen dậy sớm ở Việt Nam
4h sáng, Semyon Kuprianov tỉnh giấc khi nghe tiếng rao của người bán hàng rong vang lanh lảnh khắp khu phố.
-
Kỳ vọng và hoài nghi về tối hậu thư của ông Trump với Nga
Việc Tổng thống Trump dọa trừng phạt nghiêm khắc Nga khiến nhiều người tin rằng ông đã thay đổi lập trường song họ vẫn hoài nghi về mức độ tác động của nó.
-
Dự án sửa tàu ngầm Mỹ nát mũi ở Biển Đông bị chậm tiến độ
USS Connecticut, tàu ngầm Mỹ bị nát mũi ở Biển Đông năm 2021, dự kiến trở lại biên chế cuối năm 2026, chậm một năm so với kế hoạch.
-
Ngập lụt nghiêm trọng ở New York, nước tràn vào tàu điện ngầm
Mưa lớn kỷ lục trong đêm gây ngập lụt nghiêm trọng tại New York, khiến nước phun lên dữ dội ở ga tàu điện ngầm.